Đại Cồ Việt là quốc hiệu đầu tiên của nước ta sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Quốc hiệu Đại Cồ Việt được vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) đặt vào năm 968. Theo các nhà nghiên cứu, quốc hiệu Đại Cồ Việt có nghĩa là nước Việt lớn của người Việt, hay nước Việt là nước lớn.Trong giai đoạn (968-1009), Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc.Tồn tại từ năm 968 đến 1054, quốc hiệu Đại Cồ Việt trải qua 8 đời vua của 3 triều đại trị vì gồm nhà Đinh, Tiền Lê, Lý.Vạn Thắng Vương là biệt hiệu của vua Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng). Ông là một trong những vị vua giỏi đánh trận nhất sử Việt, sinh thời từng có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước nhà, lập nên triều Đinh.Năm 981, nhà Tống cử Hầu Nhân Bảo mang quân sang xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ huy của Lê Hoàn, quân dân Đại Cồ Việt đã tánh tan quân Tống, với trận Bạch Đằng lần thứ hai vang danh sử Việt.Sau khi vua Lê Đại Hành qua đời năm 1005, con trai Lê Long Việt (Lê Trung Tông) nối ngôi. Lê Trung Tông mới chỉ làm vua được 3 ngày thì bị em trai Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) sát hại.Lê Đại Hành là vị vua được sứ thần Lý Giác làm thơ ca ngợi, so sánh ông không kém gì vua Tống. Dưới thời trị vì của Lê Hoàn, Đại Cồ Việt là quốc gia hùng mạnh, đánh bại quân Tống lẫn quân Chiêm Thành.Năm 987, vua Lê Đại Hành xuống ruộng đi cày Tịch điền vào đầu xuân năm mới để khuyến khích phát triển nông nghiệp. Từ đó, lễ cày ruộng Tịch điền chính thức ra đời.Quốc hiệu Đại Cồ Việt tồn tại trong 86 năm. Trong đó, triều Đinh trị vì 12 năm, nhà Tiền Lê trị vì 29 năm, nhà Lý trị vì trong 45 năm. Như vậy, quốc hiệu Đại Cồ Việt tồn tại lâu nhất dưới thời Lý.Sau khi lên ngôi, vị vua thứ ba của triều Lý là Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước ta từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt, chấm dứt thời gian 86 năm của quốc hiệu này.
Đại Cồ Việt là quốc hiệu đầu tiên của nước ta sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Quốc hiệu Đại Cồ Việt được vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) đặt vào năm 968. Theo các nhà nghiên cứu, quốc hiệu Đại Cồ Việt có nghĩa là nước Việt lớn của người Việt, hay nước Việt là nước lớn.
Trong giai đoạn (968-1009), Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc.
Tồn tại từ năm 968 đến 1054, quốc hiệu Đại Cồ Việt trải qua 8 đời vua của 3 triều đại trị vì gồm nhà Đinh, Tiền Lê, Lý.
Vạn Thắng Vương là biệt hiệu của vua Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng). Ông là một trong những vị vua giỏi đánh trận nhất sử Việt, sinh thời từng có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước nhà, lập nên triều Đinh.
Năm 981, nhà Tống cử Hầu Nhân Bảo mang quân sang xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ huy của Lê Hoàn, quân dân Đại Cồ Việt đã tánh tan quân Tống, với trận Bạch Đằng lần thứ hai vang danh sử Việt.
Sau khi vua Lê Đại Hành qua đời năm 1005, con trai Lê Long Việt (Lê Trung Tông) nối ngôi. Lê Trung Tông mới chỉ làm vua được 3 ngày thì bị em trai Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) sát hại.
Lê Đại Hành là vị vua được sứ thần Lý Giác làm thơ ca ngợi, so sánh ông không kém gì vua Tống. Dưới thời trị vì của Lê Hoàn, Đại Cồ Việt là quốc gia hùng mạnh, đánh bại quân Tống lẫn quân Chiêm Thành.
Năm 987, vua Lê Đại Hành xuống ruộng đi cày Tịch điền vào đầu xuân năm mới để khuyến khích phát triển nông nghiệp. Từ đó, lễ cày ruộng Tịch điền chính thức ra đời.
Quốc hiệu Đại Cồ Việt tồn tại trong 86 năm. Trong đó, triều Đinh trị vì 12 năm, nhà Tiền Lê trị vì 29 năm, nhà Lý trị vì trong 45 năm. Như vậy, quốc hiệu Đại Cồ Việt tồn tại lâu nhất dưới thời Lý.
Sau khi lên ngôi, vị vua thứ ba của triều Lý là Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước ta từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt, chấm dứt thời gian 86 năm của quốc hiệu này.