Phật dạy nhân quả là tất yếu, nhưng sao người lương thiện luôn bị hàm oan?

Google News

Phật dạy: chữ "Nghiệp" luôn tồn tại, nhân quả là tất yếu. Nhưng tại sao người lương thiện luôn bị hàm oan? Theo Phật, là bởi vì tâm người đang ôm giữ ác ý.

Tại sao người lương thiện luôn gặp trắc trở, hàm oan?
Phật dạy: chữ "Nghiệp" luôn tồn tại, nhân quả là tất yếu. Nhưng tại sao người lương thiện luôn bị hàm oan? Theo Phật, là bởi vì tâm người đang ôm giữ ác ý, vì vậy trong lòng mới thấy khổ. Một khi nội tâm không còn điều ác, cõi lòng sẽ tự tại, phiêu diêu, không còn thấy khổ nữa.
Sống lương thiện, không làm điều ác. Nhưng luôn giữ lòng bi phẫn, giữ cảm giác thua thiệt, tính toán so đo, đó chính là tâm ác, thì sao có thể được Thần Phật phù hộ, đạt tới cảnh giới tối an lạc tối cao. Tiền ít, nhưng đủ sống là được, nếu không đủ sống, hãy tự mình phấn đấu. Bị thua thiệt, đừng đố kỵ, tự mình làm chủ, tự mình vươn lên. Bị hàm oan, đừng oán hận, trả thù, hãy biết tha thứ, buông bỏ, cõi lòng mới có thể tự tại, không bị nhấn chìm dưới bùn nhơ.
Phat day nhan qua la tat yeu, nhung sao nguoi luong thien luon bi ham oan?
Làm việc thiện, nhưng lòng không thiện. Tay không làm điều ác, nhưng luôn luôn đố kỵ ghen tuông. Sống như vậy, bảo sao không khổ, cuộc sống trắc trở đủ đường?
Luật nhân quả luôn tồn tại
Phật dạy, trên đời này luôn tồn tại hai chữ Nhân và Quả, đó là một quy luật bất thành văn. Nếu khoa học gọi đó là nguyên nhân và kết quả, thì trong Phật giáo, gọi là Nghiệp. Trên đời, không có chuyện gì tự nhiên xảy đến. Hạnh phúc hay bất hạnh đều có nguồn cơ của nó. Những gì hôm nay ta nhận được, chính là kết quả của những hạt mầm ta gieo trồng ngày hôm qua.
Gieo nhân nào, gặt quả ấy. Làm việc tốt, sẽ nhận được nghiệp lành. Giữ lòng thiện, sẽ nhận được phúc đức. Ông trời luôn công bằng. Chỉ là con người có hướng thiện hay không.
Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)