Cơ Nguyên là con trai của Vệ Tương công, vua thứ 27 của nước Vệ.
Theo Sử ký, Vệ Tương công có một người thiếp, một hôm bà nằm mộng thấy một đứa trẻ tự xưng là Khang Thúc (tổ tiên nước Vệ) nói mình sẽ đầu thai làm con bà và muốn được đặt tên là Nguyên và sau đó mang thai.
Người thiếp đem việc này nói với Vệ Tương công. Vệ Tương công cho là ý trời, nên khi đứa trẻ ra đời bèn đặt tên là Nguyên.
Vệ Tương phu nhân không có con nên Cơ Nguyên được lập làm thế tử. Tháng 8 năm 535 TCN, Vệ Tương công qua đời, Cơ Nguyên lên ngôi vua, tức Vệ Linh công.
Một mối tình đồng tính nổi tiếng
|
Ông hoàng suýt mất cả giang sơn chỉ vì "ham trai đẹp". Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Vệ Linh Công lại đặc biệt sủng ái một người đàn ông có tên Di Tử Hà. Đó là một thanh niên thông minh, khôi ngô, tuấn tú, phong cho làm đại phu.
Thời đó, theo luật pháp nước Vệ, kẻ dùng xe của vua sẽ phải bị chặt chân. Thế nhưng, một ngày mẹ Tử Hà bị bệnh, Tử Hà giả mệnh quốc quân, tự ý lấy xe của Vệ Linh công về thăm.
Vệ Linh Công biết chuyện chẳng những không phạt mà còn tha thứ và ca tụng người tình là: “Thật là một người hiếu thuận, vì mẹ của mình mà không màng gì đến nguy hiểm như vậy”.
Một lần Di Tử Hà cùng Vệ Linh công thăm hoa viên, Di Tử Hà thấy có quả đào ngon bèn tự ý hái đào ăn trước mặt Vệ Linh công.
Cắn xong một miếng mới đưa quả đào cho Vệ Linh Công, nói: “Gia thần xin hiến đại vương một quả bích đào. Thần nghĩ, hôm nay trời vẫn lạnh, cây cỏ vẫn chưa sinh, đây nhất định là đào tiên nên đặc biệt hiến đại vương hưởng thụ”.
Theo luật pháp lúc bấy giờ, ăn trước vua là tội khi quân, có thể mất mạng như chơi, thế nhưng Vệ Linh Công không những không giận Di Tử Hà mà còn khen ngợi hết lời. “Khó mà có được tấm lòng trung như ái khanh”, Vệ Linh Công vừa ăn quả đào đã cắn dở vừa nói.
Dân gian gọi mối tình giữa Vệ Linh công là tình chia đào (dư đào đoạn tụ).
Nhưng rồi thời gian qua đi, Vệ Linh Công sinh ra chán ghét đối với Di Tử Hà. Sau đó, vị vua nước Vệ này lại sủng ái một người đàn ông khác là đại phu Công Tử Triều.
Thêm một trai trẻ vào tay Vệ Linh Công
Công Tử Triều còn đem lòng yêu một người khác giới trọng hậu cung của người tình. Trớ trêu đó không phải là một cung nữ hay một phi tần bị nhà vua ghẻ lạnh mà lại chính là vương hậu Nam Tử của Vệ Linh Công.
Suốt một thời gian dài, Công Tử Triều và nàng Nam Tử tư thông nên gây động loạn cả cung cấm. Dù biết chuyện nhưng Vệ Linh Công dám nói nửa lời khiến cả triều thần chán ghét vì thế mới dẫn đến động loạn, Vệ Linh Công phải trốn khỏi cung cấm.
Sau khi dẹp loạn, hai người kia thì đã trốn sang nước Tấn nhưng vua nước Vệ vẫn còn yêu mến Công Tử Triều. Ông mượn cớ là mẫu hậu tưởng nhớ nàng con dâu Nam Tử gọi Công Tử Triều về nước.
Năm 493 TCN, Vệ Linh công qua đời. Ông ở ngôi 42 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Phu nhân Nam Tử muốn theo di ý Vệ Linh công lập Cơ Dĩnh làm vua nhưng Cơ Dĩnh không chịu và đề nghị lập con Khoái Hội là Cơ Triếp vẫn đang ở nước Vệ. Người nước Vệ bèn lập Cơ Triếp lên ngôi vua, tức Vệ Xuất công[1].
Tháng 10 cùng năm, người nước Vệ làm lễ an táng cho Vệ Linh công.