Nói đến súng thần công ở Huế, trước hết phải nói về Cửu Vị Thần Công. Đây là 9 khẩu thần công được vua Gia Long cho đúc sau khi lên ngôi làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Việc đúc súng bắt đầu từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804.
Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10.000 tấn). Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ. Tất cả chín khẩu đều được phong "Thần Oai vô địch thượng tướng quân".Bên cạnh giá trị lịch sử, cửu vị thần công thực sự là một kiệt tác của nghệ thuật chế tác đồ đồng thời nhà Nguyễn.Trước Phu Văn Lâu của kinh thành Huế cũng có hai khẩu súng thần công cổ được đặt đối xứng với nhau. Đây là hình ảnh quen thuộc gắn với nhiều thế hệ người dân Cố đô.Nằm trong Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế xưa kia vốn là cung điện Long An. Đây là nơi lưu giữ một bộ sưu tập súng thần công rất đặc sắc.Trong số này, đáng chú ý là ba khẩu thần công xuất xứ Hà Lan. Khẩu đầu tiên được Công ty Đông Ấn Hà Lam cho đúc năm 1640 làm quà tặng cho chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Trên súng vừa có hoa văn kiểu Việt Nam, vừa có hoa văn của Hà Lan.Khẩu thứ hai đúc năm 1661, được chúa Trịnh mua lại từ thương thuyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan.Khẩu thứ ba do chúa Trịnh đặt người Hà Lan làm năm 1677 - 1678. Đây là những khẩu thần công cổ xưa nhất Việt Nam, có thể là hình mẫu để cho các triều đại phong kiến Việt Nam chế tạo súng thần công sau này.Một khẩu thần công thời Minh Mạng được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.Súng thần công đời vua Gia Long.Một số mẫu súng khác của nhà Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Nói đến súng thần công ở Huế, trước hết phải nói về Cửu Vị Thần Công. Đây là 9 khẩu thần công được vua Gia Long cho đúc sau khi lên ngôi làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Việc đúc súng bắt đầu từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804.
Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10.000 tấn). Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ. Tất cả chín khẩu đều được phong "Thần Oai vô địch thượng tướng quân".
Bên cạnh giá trị lịch sử, cửu vị thần công thực sự là một kiệt tác của nghệ thuật chế tác đồ đồng thời nhà Nguyễn.
Trước Phu Văn Lâu của kinh thành Huế cũng có hai khẩu súng thần công cổ được đặt đối xứng với nhau. Đây là hình ảnh quen thuộc gắn với nhiều thế hệ người dân Cố đô.
Nằm trong Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế xưa kia vốn là cung điện Long An. Đây là nơi lưu giữ một bộ sưu tập súng thần công rất đặc sắc.
Trong số này, đáng chú ý là ba khẩu thần công xuất xứ Hà Lan. Khẩu đầu tiên được Công ty Đông Ấn Hà Lam cho đúc năm 1640 làm quà tặng cho chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Trên súng vừa có hoa văn kiểu Việt Nam, vừa có hoa văn của Hà Lan.
Khẩu thứ hai đúc năm 1661, được chúa Trịnh mua lại từ thương thuyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan.
Khẩu thứ ba do chúa Trịnh đặt người Hà Lan làm năm 1677 - 1678. Đây là những khẩu thần công cổ xưa nhất Việt Nam, có thể là hình mẫu để cho các triều đại phong kiến Việt Nam chế tạo súng thần công sau này.
Một khẩu thần công thời Minh Mạng được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Súng thần công đời vua Gia Long.
Một số mẫu súng khác của nhà Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.