Những vật phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Google News

Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người Việt do đó, việc chuẩn bị lễ cũng cần chu đáo, trang nghiêm.

Rằm tháng 7 còn được gọi là ngày Tết Trung Nguyên. Theo phong tục của một số nước, ngày 15 tháng 7 âm lịch còn được gọi là ngày xá tội vong nhân - cũng cô hồn với mục đích cầu siêu, tưởng nhớ những vong hồn lang thang.

Trong ngày này, lễ Vu Lan cũng được tổ chức nhưng với một ý nghĩa hoàn toàn khác. Đây là ngày lễ để con cháu tri ân, báo hiếu với tổ tiên, cha mẹ với mục đích giáo dục con người về lòng biết hơn, hiếu thảo với đấng sinh thành.

Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Thông thường, lễ cúng Rằm tháng 7 bao gồm lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.

Trong đó, lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên được làm vào ban ngày. Còn lễ bố thí cho các cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều tối.

Theo quan niệm của Phật giáo, lễ cúng cô hồn không nên làm cỗ mặn bởi nó khơi dậy những tật xấu của con người là "thân, sân, si" khiến các vong hồn mãi quanh quẩn ở dương gian, khó lòng siêu thoát.

Nhung vat pham khong the thieu tren mam co cung Ram thang 7

Theo truyền thống, mâm cỗ cúng cô hồn thường có cháo loãng, cơm trắng, canh, xôi, chè, khoai lang (hoặc khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, gạo, muối, quàn áo cúng chúng sinh...

Mâm cỗ được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt thể hiện thái độ tôn trọng, trang nghiêm.

Trong khi đó, lễ cúng Phật, thần linh, gia tiền có thể làm cỗ chay hoặc mặn tùy thuộc vào gia chủ miễn sao thể hiện lòng thành.

Mâm cúng Phật

Lễ cúng Phật phải đặt ở nơi cao nhất. Trên mâm cúng cần có hoa tươi, không dùng hoa dại, hoa giả để cúng Rằm tháng 7.

Mâm cúng Phật có thể chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mâm ngủ quả.

Mâm cúng thần linh, gia tiên

Mâm cúng thần linh thường đặt ở dưới lễ cúng Phật và trên lễ cúng gia tiên.

Mâm cúng thần linh có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh chứng, xôi nếp, thịt gà, nem rán, canh măng... Ngoài ra, mâm cỗ cúng phải có hương hoa, tràu cau, tiền vàng.

Mâm cúng gia tiên thường có thêm những vật dụng được làm bằng giấy nhưu quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, đồ trang sức...

Mâm cúng chúng sinh

Mâm cúng này nên đặt ngồi trời hoặc trước cửa chính của nhà và được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 (âm lịch).

Mâm cỗ cúng bao gồm: 

- Muối, gạo mỗi thứ 1 đĩa.

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt.

- 12 cục đường thẻ.

- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc (tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ).

- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...

- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến.

Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo Thanh Huyền/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)