Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng đối với nhiều gia đình Việt Nam. Vào ngày này, các gia đình chuẩn bị làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và làm mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.Mâm cúng gia tiên vào Rằm tháng 7 thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) bao gồm: quần áo, giày dép, mũ nón...Các gia đình sắm vàng mã đầy đủ như trên để cho người cõi Âm có được một cuộc sống giống như người trên dương gian.Ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, có nghĩa là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước...Những vong hồn này không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Do vậy, nhiều gia đình thường làm một mâm cúng chúng sinh để các vong hồn không quấy nhiễu dương gian.Mâm cúng chúng sinh được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch.Nguyên do là vì người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.Mâm cúng chúng sinh gồm có: Muối gạo, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, 12 cục đường thẻ, quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, nước, cây hương, ngọn nến nhỏ...Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã) không thể thiếu trong mâm cúng chúng sinh. Lưu ý, khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương...Các gia đình bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cúng chúng sinh, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Ngày nay, khi cuộc sống trở nên đầy đủ sung túc, nhiều gia đình thường chạy theo tâm lý "phú quý sinh lễ nghĩa", lạm dụng sắm sanh quá nhiều đồ vàng mã để hóa đốt cho tổ tiên, với mong muốn người cõi âm sẽ được hưởng cuộc sống đầy đủ, tiện nghi. Tuy nhiên, chính tâm lý ấy cũng tạo nên những mặt trái trong việc lạm dụng mua sắm, đốt vàng mã, gây lãng phí cho xã hội. Hãy hiểu rằng, sắm vàng mã cho ngày Rằm tháng 7 âm lịch nên xuất phát từ cái tâm hướng tới tổ tiên của con cháu, chớ đặt nặng hình thức mà khiến tục lệ này trở nên phản cảm.Mời quý độc giả xem video: Người Bắc, Nam: Nghĩ gì về rằm tháng 7 (nguồn: VTC16)
Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng đối với nhiều gia đình Việt Nam. Vào ngày này, các gia đình chuẩn bị làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và làm mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
Mâm cúng gia tiên vào Rằm tháng 7 thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) bao gồm: quần áo, giày dép, mũ nón...
Các gia đình sắm vàng mã đầy đủ như trên để cho người cõi Âm có được một cuộc sống giống như người trên dương gian.
Ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, có nghĩa là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước...
Những vong hồn này không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Do vậy, nhiều gia đình thường làm một mâm cúng chúng sinh để các vong hồn không quấy nhiễu dương gian.
Mâm cúng chúng sinh được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch.
Nguyên do là vì người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.
Mâm cúng chúng sinh gồm có: Muối gạo, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, 12 cục đường thẻ, quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, nước, cây hương, ngọn nến nhỏ...
Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã) không thể thiếu trong mâm cúng chúng sinh. Lưu ý, khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương...
Các gia đình bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cúng chúng sinh, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Ngày nay, khi cuộc sống trở nên đầy đủ sung túc, nhiều gia đình thường chạy theo tâm lý "phú quý sinh lễ nghĩa", lạm dụng sắm sanh quá nhiều đồ vàng mã để hóa đốt cho tổ tiên, với mong muốn người cõi âm sẽ được hưởng cuộc sống đầy đủ, tiện nghi. Tuy nhiên, chính tâm lý ấy cũng tạo nên những mặt trái trong việc lạm dụng mua sắm, đốt vàng mã, gây lãng phí cho xã hội. Hãy hiểu rằng, sắm vàng mã cho ngày Rằm tháng 7 âm lịch nên xuất phát từ cái tâm hướng tới tổ tiên của con cháu, chớ đặt nặng hình thức mà khiến tục lệ này trở nên phản cảm.
Mời quý độc giả xem video: Người Bắc, Nam: Nghĩ gì về rằm tháng 7 (nguồn: VTC16)