1. Nằm trên đồi Khau Cả ở trung tâm TP Sơn La, nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908, ban đầu chỉ là nơi giam giữ tù thường phạm. Những năm 1930-1940, do phong trào chống Pháp dâng cao, người Pháp đã biến cơ sở này trở thành trung tâm giam cầm tù chính trị.Bị đày ải trong điều kiện khắc khổ như “địa ngục trần gian”, khí tiết của những người chiến sĩ yêu nước đã tỏa sáng, biến nhà tù khét tiếng này trở thành một trường học cách mạng vĩ đại. Nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp của những người tù Cộng sản đã diễn ra ở Nhà tù Sơn La.Năm 1952, khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã ném bom phá hoại nhà tù Sơn La nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng. Đến năm 1965, đế quốc Mỹ đánh phá thị xã Sơn La, tiếp tục phá hủy một phần của nhà tù.Vào các năm 1980 và 1994, tỉnh Sơn La đã tiến hành phục chế lại nhiều hạng mục của nhà tù như một số đoạn tường rào bao quanh, hai tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ…2. Nằm trên một quả đồi cao ở thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, nhà tù Chợ Chu được thực dân Pháp cho xây dựng từ năm 1916, ban đầu có quy mô nhỏ. Năm 1942, nhà tù được xây dựng lại bằng gạch, đá, xi măng kiên cố, có thể giam giữ cùng lúc 200 tù nhân.Lịch sử nhà tù Chợ Chu cũng là lịch sử cuộc đấu tranh kiên cường chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở Thái Nguyên. Ngày 27 và 28/8/1922, tù nhân nơi đây đã nổi dậy phá nhà tù, chiếm bưu điện, cướp vũ khí chống lại giặc Pháp. Phải rất vất vả, quân Pháp mới khôi phục được trật tự.Ngày 2/10/1044, 12 đảng viên ở nhà tù Chợ Chu đã vượt ngục thành công. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc lập chiến khu Nguyễn Huệ và căn cứ Tân Trào để tháng 5/1945 đón Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.Sau năm 1945, nhà tù Chợ Chu chấm dứt hoạt động và bị bỏ hoang. Sau nhiều thập niên, sự tác động của thiên nhiên và con người khiến các công trình xuống cấp và đổ nát. Hiện tại tỉnh Thái Nguyên đang có kế hoạch tôn tạo di tích Nhà tù Chợ Chu về đúng với nguyên trạng trong lịch sử.3. Nằm trên đồi Rồng ở xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, căng Bắc Mê được thực dân Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhằm kiểm soát tuyến đường giao thông nối ba tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Tuyên Quang.Trong thời gian từ năm 1939 đến 1942, thực dân Pháp đã biến căng Bắc Mê thành một địa điểm giam giữ những người hoạt động cách mạng. Chúng đã chuyển một số tù nhân chính trị từ Sơn La, Hỏa Lò, Phú Thọ… lên căng Bắc Mê giam giữ.Thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện sống khổ cực và sự tàn ác của đám cai ngục khiến căng Bắc Mê thực sự là một chốn “địa ngục trần thế” ở Hà Giang. Đến năm 1945, nơi đây được giải phóng cùng với thành công của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại địa phương.Trải qua thời gian, căng Bắc Mê rơi vào lãng quên, đổ nát và trở thành phế tích. Những năm gần đây di tích này đã được tỉnh Hà Giang quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, tư liệu hóa, xây dựng và từng bước thực hiện các hạng mục tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử.Mời quý độc giả xem video: Toàn văn Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập | VTV24.
1. Nằm trên đồi Khau Cả ở trung tâm TP Sơn La, nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908, ban đầu chỉ là nơi giam giữ tù thường phạm. Những năm 1930-1940, do phong trào chống Pháp dâng cao, người Pháp đã biến cơ sở này trở thành trung tâm giam cầm tù chính trị.
Bị đày ải trong điều kiện khắc khổ như “địa ngục trần gian”, khí tiết của những người chiến sĩ yêu nước đã tỏa sáng, biến nhà tù khét tiếng này trở thành một trường học cách mạng vĩ đại. Nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp của những người tù Cộng sản đã diễn ra ở Nhà tù Sơn La.
Năm 1952, khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã ném bom phá hoại nhà tù Sơn La nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng. Đến năm 1965, đế quốc Mỹ đánh phá thị xã Sơn La, tiếp tục phá hủy một phần của nhà tù.
Vào các năm 1980 và 1994, tỉnh Sơn La đã tiến hành phục chế lại nhiều hạng mục của nhà tù như một số đoạn tường rào bao quanh, hai tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ…
2. Nằm trên một quả đồi cao ở thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, nhà tù Chợ Chu được thực dân Pháp cho xây dựng từ năm 1916, ban đầu có quy mô nhỏ. Năm 1942, nhà tù được xây dựng lại bằng gạch, đá, xi măng kiên cố, có thể giam giữ cùng lúc 200 tù nhân.
Lịch sử nhà tù Chợ Chu cũng là lịch sử cuộc đấu tranh kiên cường chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở Thái Nguyên. Ngày 27 và 28/8/1922, tù nhân nơi đây đã nổi dậy phá nhà tù, chiếm bưu điện, cướp vũ khí chống lại giặc Pháp. Phải rất vất vả, quân Pháp mới khôi phục được trật tự.
Ngày 2/10/1044, 12 đảng viên ở nhà tù Chợ Chu đã vượt ngục thành công. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc lập chiến khu Nguyễn Huệ và căn cứ Tân Trào để tháng 5/1945 đón Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
Sau năm 1945, nhà tù Chợ Chu chấm dứt hoạt động và bị bỏ hoang. Sau nhiều thập niên, sự tác động của thiên nhiên và con người khiến các công trình xuống cấp và đổ nát. Hiện tại tỉnh Thái Nguyên đang có kế hoạch tôn tạo di tích Nhà tù Chợ Chu về đúng với nguyên trạng trong lịch sử.
3. Nằm trên đồi Rồng ở xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, căng Bắc Mê được thực dân Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhằm kiểm soát tuyến đường giao thông nối ba tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Tuyên Quang.
Trong thời gian từ năm 1939 đến 1942, thực dân Pháp đã biến căng Bắc Mê thành một địa điểm giam giữ những người hoạt động cách mạng. Chúng đã chuyển một số tù nhân chính trị từ Sơn La, Hỏa Lò, Phú Thọ… lên căng Bắc Mê giam giữ.
Thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện sống khổ cực và sự tàn ác của đám cai ngục khiến căng Bắc Mê thực sự là một chốn “địa ngục trần thế” ở Hà Giang. Đến năm 1945, nơi đây được giải phóng cùng với thành công của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại địa phương.
Trải qua thời gian, căng Bắc Mê rơi vào lãng quên, đổ nát và trở thành phế tích. Những năm gần đây di tích này đã được tỉnh Hà Giang quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, tư liệu hóa, xây dựng và từng bước thực hiện các hạng mục tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử.
Mời quý độc giả xem video: Toàn văn Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập | VTV24.