1. Tọa lạc tại số 112 Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, thành phố Huế, nhà lưu niệm Bác Hồ là một di tích lịch sử lưu giữ nhiều kỷ niệm thủa ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Ngôi nhà được xây ba gian, gồm bốn vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế, nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh. Đây là nơi Bác Hồ đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ nhất, từ năm 1895 - 1901.Ngược dòng lịch sử, vào năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An. Năm 1895, ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo ông xin vào học trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận.Ông về quê bàn với gia đình đưa vợ con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành, và ông cũng có thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế nhờ người quen giới thiệu, ông đã thuê được một căn nhà nhỏ ở đường Đông Ba (ngôi nhà di tích hiện nay).Ngôi nhà đã chứng kiến những năm tháng miệt mài đèn sách, khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc, sự trung hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, cũng như sự lớn lên và trưởng thành của hai anh em Khiêm, Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh).2. Năm 1910, Bác Hồ - khi đó mang tên Nguyễn Tất Thành - từ trường Dục Thanh ở Phan Thiết chuyến đến Sài Gòn. Người lưu trú tại cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán tại số 1-2-3 Bến Testard từ tháng 9/1910 đến tháng 6/1911.Trong ba căn nhà đó, ngày nay một căn được giữ lại di tích lưu niệm về Bác. Đó là nhà số 5 Châu Văn Liêm (quận 5, TP HCM). Căn nhà này có mặt tiền rộng 4 mét, sâu 8,8 mét, có một tầng lầu, nằm bên ngã tư Châu Văn Liêm - Hải Thượng Lãn Ông.Trong thời gian sống ở khu nhà đường Bến Testard, Bác Hồ thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, Người khâm phục cụ Đề Thám, cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả mà muốn tìm một con đường riêng.Giai đoạn đó, Người vừa dạy học vừa đi làm ở trường thợ máy, vừa đi bán báo ở thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống người lao động cũng như cách xuất ngoại từ cảng Sài Gòn. Đây là thời gian hết sức quan trọng để Người có bước chuẩn bị và đưa ra quyết định ra đi tìm đường cứu nước.Ngày 4/6/1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba rời phân cuộc Liên Thành thương quán xuống tàu của Pháp mang tên Amiral Latouche Treville. Ngày 5/6/1911, con tàu rời bến cảng Nhà Rồng đưa người thanh niên yêu nước ra biển lớn tìm con đường giành độc lập tự do cho dân tộc.3. Nằm giữa khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội, nhà 48 Hàng Ngang là một di tích lịch sử quan trọng của Hà Nội, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập, bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945.Vào đầu thập niên 1940, ngôi nhà này là hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Nhà có hình ống, sâu 70 mét, là một trong những ngôi nhà có quy mô lớn bậc nhất phố cổ thời bấy giờ.Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, ngôi nhà 48 Hàng Ngang được ông Trịnh Văn Bô hiến cho cách mạng, trở thành nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội.Tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Trong một căn phòng ở tầng hai, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập vào những ngày khí thế cách mạng sục sôi.Ngày nay, căn phòng đặc biệt ấy vẫn được giữ nguyên như ngày Bác Hồ còn ở đây. Giữa căn phòng nhỏ là chiếc bàn gỗ mà Người đã chắp bút viết những dòng chữ thiêng thiêng làm thay đổi vận mệnh dân tộc. Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.
1. Tọa lạc tại số 112 Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, thành phố Huế, nhà lưu niệm Bác Hồ là một di tích lịch sử lưu giữ nhiều kỷ niệm thủa ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà được xây ba gian, gồm bốn vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế, nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh. Đây là nơi Bác Hồ đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ nhất, từ năm 1895 - 1901.
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An. Năm 1895, ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo ông xin vào học trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận.
Ông về quê bàn với gia đình đưa vợ con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành, và ông cũng có thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế nhờ người quen giới thiệu, ông đã thuê được một căn nhà nhỏ ở đường Đông Ba (ngôi nhà di tích hiện nay).
Ngôi nhà đã chứng kiến những năm tháng miệt mài đèn sách, khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc, sự trung hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, cũng như sự lớn lên và trưởng thành của hai anh em Khiêm, Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2. Năm 1910, Bác Hồ - khi đó mang tên Nguyễn Tất Thành - từ trường Dục Thanh ở Phan Thiết chuyến đến Sài Gòn. Người lưu trú tại cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán tại số 1-2-3 Bến Testard từ tháng 9/1910 đến tháng 6/1911.
Trong ba căn nhà đó, ngày nay một căn được giữ lại di tích lưu niệm về Bác. Đó là nhà số 5 Châu Văn Liêm (quận 5, TP HCM). Căn nhà này có mặt tiền rộng 4 mét, sâu 8,8 mét, có một tầng lầu, nằm bên ngã tư Châu Văn Liêm - Hải Thượng Lãn Ông.
Trong thời gian sống ở khu nhà đường Bến Testard, Bác Hồ thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, Người khâm phục cụ Đề Thám, cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả mà muốn tìm một con đường riêng.
Giai đoạn đó, Người vừa dạy học vừa đi làm ở trường thợ máy, vừa đi bán báo ở thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống người lao động cũng như cách xuất ngoại từ cảng Sài Gòn. Đây là thời gian hết sức quan trọng để Người có bước chuẩn bị và đưa ra quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
Ngày 4/6/1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba rời phân cuộc Liên Thành thương quán xuống tàu của Pháp mang tên Amiral Latouche Treville. Ngày 5/6/1911, con tàu rời bến cảng Nhà Rồng đưa người thanh niên yêu nước ra biển lớn tìm con đường giành độc lập tự do cho dân tộc.
3. Nằm giữa khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội, nhà 48 Hàng Ngang là một di tích lịch sử quan trọng của Hà Nội, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập, bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945.
Vào đầu thập niên 1940, ngôi nhà này là hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Nhà có hình ống, sâu 70 mét, là một trong những ngôi nhà có quy mô lớn bậc nhất phố cổ thời bấy giờ.
Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, ngôi nhà 48 Hàng Ngang được ông Trịnh Văn Bô hiến cho cách mạng, trở thành nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội.
Tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Trong một căn phòng ở tầng hai, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập vào những ngày khí thế cách mạng sục sôi.
Ngày nay, căn phòng đặc biệt ấy vẫn được giữ nguyên như ngày Bác Hồ còn ở đây. Giữa căn phòng nhỏ là chiếc bàn gỗ mà Người đã chắp bút viết những dòng chữ thiêng thiêng làm thay đổi vận mệnh dân tộc.
Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.