1. Nằm ở lưng chừng núi Mộ Dạ, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đền Cuông được coi là ngôi đền linh thiêng bậc nhất của xứ Nghệ. Đền đã được lập từ rất lâu đời, là nơi thờ vua An Dương Vương và danh tướng Cao Lỗ.Theo truyền thuyết, Cửa Hiền phía Bắc chân núi Mộ Dạ là nơi vua An Dương Vương đã tuẫn tiết. Linh hồn vua thường hiện về trên núi nên người dân xây đền ở đây để thờ ngài. Sở dĩ đền có tên là đền Cuông là vì xưa kia, núi Mộ Dạ là nơi sinh sống của rất nhiều chim công (chim cuông).Đền có kiến trúc đền theo kiểu chữ “Tam”, với tòa thượng điện ở phía trước, trung điện kết nối với thượng điện qua khoảng sân hẹp. Nhìn chung, các công trình kiến trúc ở đền Cuông vẫn giữ được nét cổ kính, hòa mình giữa cảnh sắc thiên nhiên hữu tình.Ngày nay, đền Cuông vừa là một thắng cảnh, vừa là địa điểm tâm linh tín ngưỡng linh thiêng. Lễ hội Đền Cuông vào ngày 15/2 hàng năm cũng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở nước ta, thu hút người dân khắp nơi về tham gia.2. Nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đền Ông Hoàng Mười là một ngôi đền cổ gắn với đạo thờ Mẫu của người Việt. Đền được xây dựng năm 1634, từ thời hậu Lê, đến năm 1995 được tôn tạo như ngày nay.Hiện tại, đền tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 1 ha. Khu đền chính gồm có ba tòa điện, từ trước đến sau là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Các công trình này mang kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn.Vị thần chính được thờ là ông Hoàng Mười, người có công hộ quốc bảo dân, chở che cuộc sống cộng đồng, được nhân dân khắp mọi miền ngưỡng mộ và tôn kính. Ngoài ra, đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ.Đền Ông Hoàng Mười có hai kỳ lễ hội lớn là lễ hội khai điểm vào rằm tháng 3 và lễ hội giỗ ông Hoàng Mười từ ngày 8-11/10 Âm lịch. Do nổi tiếng linh thiêng, không chỉ trong ngày lễ hội mà quanh năm du khách mọi miền tụ hội về đây để nguyện cầu những điều an lành, hạnh phúc.3. Tọa lạc ở núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, Thành phố Vinh, đền thờ Hoàng đế Quang Trung được khánh thành năm 2008, nhân kỷ niệm 220 năm lịch sử thành Phượng Hoàng Trung Đô - kinh thành Hoàng đế Quang Trung cho xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết.Để lên đền thờ, du khách sẽ vượt qua 1 km đường núi quanh co uốn lượn, dưới những tán thông xanh rì của núi Quyết. Trung tâm của ngôi đền là các tòa hạ điện, trung điện, thượng điện, được thiết kế theo hình chữ Tam, cao dần lên.Thượng điện là nơi đặt bàn thờ của Hoàng đế Quang Trung cùng vương phụ Hồ Phi Phúc và Vương mẫu Nguyễn Thị Đồng, hai đấng thân sinh của người anh hùng kiệt xuất trong lịch sử dân tộc.Đứng trên địa phận đền thờ Vua Quang Trung, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn được một góc thành phố Vinh với dòng sông Lam hùng vĩ. Kể từ ngày khánh thành, đền thờ Hoàng đế Quang Trung đã trở thành địa điểm không thể thiếu trong sổ tay du lịch tâm linh ở Nghệ An. Mời quý độc giả xem video: Kiến trúc lăng và đền thờ Kinh Dương Vương.
1. Nằm ở lưng chừng núi Mộ Dạ, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đền Cuông được coi là ngôi đền linh thiêng bậc nhất của xứ Nghệ. Đền đã được lập từ rất lâu đời, là nơi thờ vua An Dương Vương và danh tướng Cao Lỗ.
Theo truyền thuyết, Cửa Hiền phía Bắc chân núi Mộ Dạ là nơi vua An Dương Vương đã tuẫn tiết. Linh hồn vua thường hiện về trên núi nên người dân xây đền ở đây để thờ ngài. Sở dĩ đền có tên là đền Cuông là vì xưa kia, núi Mộ Dạ là nơi sinh sống của rất nhiều chim công (chim cuông).
Đền có kiến trúc đền theo kiểu chữ “Tam”, với tòa thượng điện ở phía trước, trung điện kết nối với thượng điện qua khoảng sân hẹp. Nhìn chung, các công trình kiến trúc ở đền Cuông vẫn giữ được nét cổ kính, hòa mình giữa cảnh sắc thiên nhiên hữu tình.
Ngày nay, đền Cuông vừa là một thắng cảnh, vừa là địa điểm tâm linh tín ngưỡng linh thiêng. Lễ hội Đền Cuông vào ngày 15/2 hàng năm cũng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở nước ta, thu hút người dân khắp nơi về tham gia.
2. Nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đền Ông Hoàng Mười là một ngôi đền cổ gắn với đạo thờ Mẫu của người Việt. Đền được xây dựng năm 1634, từ thời hậu Lê, đến năm 1995 được tôn tạo như ngày nay.
Hiện tại, đền tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 1 ha. Khu đền chính gồm có ba tòa điện, từ trước đến sau là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Các công trình này mang kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn.
Vị thần chính được thờ là ông Hoàng Mười, người có công hộ quốc bảo dân, chở che cuộc sống cộng đồng, được nhân dân khắp mọi miền ngưỡng mộ và tôn kính. Ngoài ra, đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ.
Đền Ông Hoàng Mười có hai kỳ lễ hội lớn là lễ hội khai điểm vào rằm tháng 3 và lễ hội giỗ ông Hoàng Mười từ ngày 8-11/10 Âm lịch. Do nổi tiếng linh thiêng, không chỉ trong ngày lễ hội mà quanh năm du khách mọi miền tụ hội về đây để nguyện cầu những điều an lành, hạnh phúc.
3. Tọa lạc ở núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, Thành phố Vinh, đền thờ Hoàng đế Quang Trung được khánh thành năm 2008, nhân kỷ niệm 220 năm lịch sử thành Phượng Hoàng Trung Đô - kinh thành Hoàng đế Quang Trung cho xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết.
Để lên đền thờ, du khách sẽ vượt qua 1 km đường núi quanh co uốn lượn, dưới những tán thông xanh rì của núi Quyết. Trung tâm của ngôi đền là các tòa hạ điện, trung điện, thượng điện, được thiết kế theo hình chữ Tam, cao dần lên.
Thượng điện là nơi đặt bàn thờ của Hoàng đế Quang Trung cùng vương phụ Hồ Phi Phúc và Vương mẫu Nguyễn Thị Đồng, hai đấng thân sinh của người anh hùng kiệt xuất trong lịch sử dân tộc.
Đứng trên địa phận đền thờ Vua Quang Trung, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn được một góc thành phố Vinh với dòng sông Lam hùng vĩ. Kể từ ngày khánh thành, đền thờ Hoàng đế Quang Trung đã trở thành địa điểm không thể thiếu trong sổ tay du lịch tâm linh ở Nghệ An.
Mời quý độc giả xem video: Kiến trúc lăng và đền thờ Kinh Dương Vương.