1. Nằm trong một góc khuôn viên của chùa Từ Hiếu - ngôi cách Kinh thành Huế 7 km về phía Tây Nam - có một khu nghĩa địa cổ đặc biệt: nghĩa địa của các vị thái giám nhà Nguyễn.Khu nghĩa địa này nằm trong một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích gần 1.000 m2, được bao quanh bởi bốn bức tường dày 0,79 m; cao 1,78 m, mặt trước trổ 3 cánh cổng lớn. Số mộ đếm được là 25 ngôi, phần lớn trong đó còn khá nguyên vẹn.Theo các sử liệu, năm 1843, thời vua Thiệu Trị, thái giám Châu Phước Năng đã quyên góp tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, lấy đó làm chốn an nghỉ cuối cùng. Từ thời Thành Thái, chùa Từ Hiếu dần trở thành nơi an nghỉ của các thái giám triều Nguyễn.Ngày nay, nghĩa địa còn tấm bia dựng năm 1901, khắc ghi sự đóng góp và cả tâm sự của các thái giám: "Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống hay chết ở đây chúng tôi đều được yên tĩnh".Bên ngoài nghĩa địa thái giám còn nhiều mộ của các cung tần, mỹ nữ từng sống trong cung đình. Hàng năm cứ đến rằm tháng 11, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất được chôn trong khuôn viên chùa, không kể đó là thái giám hay người thường...2. Trên một quà đồi nhỏ gần cảng Tiên Sa thuộc bán đảo Sơn Trà của TP Đà Nẵng có một di tích lịch sử hết sức đặc biệt. Đó là một nghĩa trang cổ, nơi an nghỉ của những binh sĩ phương Tây tham gia cuộc xâm lược Việt Nam giữa thế kỷ 19.Nghĩa trang này được người Pháp gọi là đồi Hài cốt (Ossuaire), còn người Việt gọi là nghĩa trang Y Pha Nho (Tây Ban Nha). Người nằm dưới các ngôi mộ là binh lính trong liên quân Pháp và Tây Ban Nha tử trận trong các cuộc tấn công Đà Nẵng 1858 - 1860.Tâm điểm của nghĩa trang này là một ngôi nhà nguyện nhỏ. Trên nóc nhà nguyện có cây thánh giá khắc chữ “SPES UNICA” (Hy vọng duy nhất) và phía trên đường viền của cửa chính có chạm nổi chữ “OSSUAIRE” (Hài cốt).Xung quanh nhà nguyện có tất cả 32 ngôi mộ nằm ngang dọc, được đắp bằng xi măng, có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. Những dòng chữ khắc trên bia mộ ghi lại tên tuổi, quê quán và năm chết của người nằm dưới mộ - hầu hết là từ năm 1858 - 1860.Sau 2 thế kỷ, những biến cố lịch sử đau thương trên bán đảo Sơn Trà đã bị dòng thời gian xóa nhòa. Theo thông lệ, vào những ngày lễ của Công giáo, một số du khách phương Tây và giáo dân ở địa phương lại đến để cầu nguyện cho những người nằm dưới nghĩa trang.3. Nằm ở phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, nghĩa trũng (nghĩa trang) Hòa Vang được lập năm 1966, là nghĩa trang liệt sĩ cổ nhất Việt Nam. Đây là nơi quy tụ hài cốt binh sĩ của triều đình nhà Nguyễn hi sinh trong cuộc chiến chống Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng 1858-1860.Theo đó, vào ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến trang bị đại bác tấn công vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Sự kháng cự quyết liệt của quân dân nhã Nguyễn khiến địch không thể phát huy được sức mạnh hỏa lực và bị chặn ở cửa biển Đà Nẵng.Đến 23/3/1860, quân Pháp phải rút hết khỏi Đà Nẵng. Đây là thắng lợi đầu tiên và duy nhất của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc chiến với thực dân Pháp. 6 năm sau, nghĩa trũng Hòa Vang được thành lập để quy tụ hài cốt binh sĩ Việt Nam tử trận trong cuộc chiến.Ban đầu, nghĩa trũng được lập ở làng Nghi An (nay thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ). Khoảng năm 1920, người Pháp xây sân bay Đà Nẵng, nghĩa trũng được dời về làng Khuê Trung. Đến năm 1962, khi người Mỹ mở rộng sân bay Đà Nẵng, nghĩa trũng chuyển về địa điểm hiện tại.Ngày nay, nghĩa trũng Hòa Vang là một địa danh thiêng liêng, nơi tôn vinh khí phách của các anh hùng nghĩa sĩ trong cuộc chiến đầu tiên chống lại sự xâm lược của thực dân phương Tây. Lễ cúng tế vong linh nghĩa sĩ ở nghĩa trũng được tổ chức vào ngày 16/3 Âm lịch hằng năm.
Mời quý độc giả xem video: Văn hóa dòng họ - nét đặc sắc trong văn hóa Việt. Nguồn: VTC10.
1. Nằm trong một góc khuôn viên của chùa Từ Hiếu - ngôi cách Kinh thành Huế 7 km về phía Tây Nam - có một khu nghĩa địa cổ đặc biệt: nghĩa địa của các vị thái giám nhà Nguyễn.
Khu nghĩa địa này nằm trong một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích gần 1.000 m2, được bao quanh bởi bốn bức tường dày 0,79 m; cao 1,78 m, mặt trước trổ 3 cánh cổng lớn. Số mộ đếm được là 25 ngôi, phần lớn trong đó còn khá nguyên vẹn.
Theo các sử liệu, năm 1843, thời vua Thiệu Trị, thái giám Châu Phước Năng đã quyên góp tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, lấy đó làm chốn an nghỉ cuối cùng. Từ thời Thành Thái, chùa Từ Hiếu dần trở thành nơi an nghỉ của các thái giám triều Nguyễn.
Ngày nay, nghĩa địa còn tấm bia dựng năm 1901, khắc ghi sự đóng góp và cả tâm sự của các thái giám: "Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống hay chết ở đây chúng tôi đều được yên tĩnh".
Bên ngoài nghĩa địa thái giám còn nhiều mộ của các cung tần, mỹ nữ từng sống trong cung đình. Hàng năm cứ đến rằm tháng 11, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất được chôn trong khuôn viên chùa, không kể đó là thái giám hay người thường...
2. Trên một quà đồi nhỏ gần cảng Tiên Sa thuộc bán đảo Sơn Trà của TP Đà Nẵng có một di tích lịch sử hết sức đặc biệt. Đó là một nghĩa trang cổ, nơi an nghỉ của những binh sĩ phương Tây tham gia cuộc xâm lược Việt Nam giữa thế kỷ 19.
Nghĩa trang này được người Pháp gọi là đồi Hài cốt (Ossuaire), còn người Việt gọi là nghĩa trang Y Pha Nho (Tây Ban Nha). Người nằm dưới các ngôi mộ là binh lính trong liên quân Pháp và Tây Ban Nha tử trận trong các cuộc tấn công Đà Nẵng 1858 - 1860.
Tâm điểm của nghĩa trang này là một ngôi nhà nguyện nhỏ. Trên nóc nhà nguyện có cây thánh giá khắc chữ “SPES UNICA” (Hy vọng duy nhất) và phía trên đường viền của cửa chính có chạm nổi chữ “OSSUAIRE” (Hài cốt).
Xung quanh nhà nguyện có tất cả 32 ngôi mộ nằm ngang dọc, được đắp bằng xi măng, có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. Những dòng chữ khắc trên bia mộ ghi lại tên tuổi, quê quán và năm chết của người nằm dưới mộ - hầu hết là từ năm 1858 - 1860.
Sau 2 thế kỷ, những biến cố lịch sử đau thương trên bán đảo Sơn Trà đã bị dòng thời gian xóa nhòa. Theo thông lệ, vào những ngày lễ của Công giáo, một số du khách phương Tây và giáo dân ở địa phương lại đến để cầu nguyện cho những người nằm dưới nghĩa trang.
3. Nằm ở phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, nghĩa trũng (nghĩa trang) Hòa Vang được lập năm 1966, là nghĩa trang liệt sĩ cổ nhất Việt Nam. Đây là nơi quy tụ hài cốt binh sĩ của triều đình nhà Nguyễn hi sinh trong cuộc chiến chống Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng 1858-1860.
Theo đó, vào ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến trang bị đại bác tấn công vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Sự kháng cự quyết liệt của quân dân nhã Nguyễn khiến địch không thể phát huy được sức mạnh hỏa lực và bị chặn ở cửa biển Đà Nẵng.
Đến 23/3/1860, quân Pháp phải rút hết khỏi Đà Nẵng. Đây là thắng lợi đầu tiên và duy nhất của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc chiến với thực dân Pháp. 6 năm sau, nghĩa trũng Hòa Vang được thành lập để quy tụ hài cốt binh sĩ Việt Nam tử trận trong cuộc chiến.
Ban đầu, nghĩa trũng được lập ở làng Nghi An (nay thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ). Khoảng năm 1920, người Pháp xây sân bay Đà Nẵng, nghĩa trũng được dời về làng Khuê Trung. Đến năm 1962, khi người Mỹ mở rộng sân bay Đà Nẵng, nghĩa trũng chuyển về địa điểm hiện tại.
Ngày nay, nghĩa trũng Hòa Vang là một địa danh thiêng liêng, nơi tôn vinh khí phách của các anh hùng nghĩa sĩ trong cuộc chiến đầu tiên chống lại sự xâm lược của thực dân phương Tây. Lễ cúng tế vong linh nghĩa sĩ ở nghĩa trũng được tổ chức vào ngày 16/3 Âm lịch hằng năm.
Mời quý độc giả xem video: Văn hóa dòng họ - nét đặc sắc trong văn hóa Việt. Nguồn: VTC10.