Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đình nhà Nguyễn có tạc hình tượng "Miết", tức là con ba ba, một thủy sản có giá trị được của Việt Nam. Thị ba ba không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn là một bài thuốc bổ dưỡng, có giá trị cao trên thị trường.Món ngon khác xuất hiện trên Cao Đỉnh là "Ba la mật", nghĩa là cây mít, với hình ảnh quả mít căng tròn. Quả mít có mùi thơm đặc biệt hấp dẫn, vị ngọt lịm, là loại quả không thể thiếu vào mùa hè của người Việt.Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Nam trân", là cây bòn bon, loại cây đặc sản của miền Trung. Trái bòn bon có vị ngọt mát quyến rũ, từng trở thành nguồn thực phẩm cứu sống chúa Nguyễn Ánh khi phải ẩn náu trong rừng để tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn.Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba có hình tượng "Am la" là cây xoài, một loài cây ăn trái quen thuộc của Việt Nam. Qua xoài được mệnh danh là vua của các loại trái cây, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.Là chiếc đính thứ tư, Anh đỉnh có hình tượng "Tân lang" tức cây cau, loài cây thường được trồng làm cảnh và thu hoạch quả ở vùng quê Việt. Quả cau gắn với tục ăn trầu cau, một nét văn hóa nghìn năm của người Việt.Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 có hình tượng "Hồ da tử" là con đuông dừa, loài côn trùng đặc sản của Nam Bộ. Đuông dừa là ấu trùng của một loài bọ cánh cứng, có thịt mềm và béo ngậy, có thể chế biến theo nhiều cách nhưng nổi tiếng nhất là chấm mắm ăn khi còn đang ngoe nguẩy.Bên cạnh đuông dừa, trên Nghị đỉnh có hình tượng "Lục hoa ngư", nghĩa là cá lóc, loài cá nước ngọt cho thịt ngon, được đánh bắt phổ biến ở Việt Nam. Tùy vùng miền mà cá lóc được chế biến theo nhiều cách khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là mắm cá lóc miền Tây Nam Bộ.Ngoài ra, Nghị đỉnh còn có hình tượng "Giới" là cây rau cải, loài rau được trồng phổ biến, dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Món quan trọng nhất dùng rau cải làm nguyên liệu là dưa muối - món ăn được coi là "quốc hồn quốc túy" của người Việt.Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ 6 có hình tượng "Đào", nghĩa là cây đào, loài cây vừa cho hoa đẹp vào mùa xuân, vừa cho quả ngon. Trong các truyền câu chuyện thần tiên xưa, đào là loại quả gắn với thiên giới, có khả năng đem lại sự trường sinh bất tử.Món ngon khác xuất hiện trên Thuần đỉnh là "Đăng sơn ngư", nghĩa là cá rô ta, loài cá sống nhiều ở ruộng đồng, có biệt tài vượt cạn. Cá rô ta là nguyên liệu cho nhiều món ăn dân dã quen thuộc của người Việt, nổi bật trong đó là cá rô rán giòn chấm mắm nguyên chất.Món thứ ba trên Thuần đỉnh là "Bạng" tức con ngao, một hải sản được khai thác ở hầu khắp các vùng ven biển của Việt Nam.Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ 7 có hình tượng "Yến oa" tức tổ yến, một sản vật tiến vua quý giá thường được khai thác ở các vách đá cheo leo bên bờ biển. Được gán cho nhiều công dụng thần kỳ, tổ yến là thứ đặc sản có giá trị cao bậc nhất trên thị trường ngày nay.Một sản vật tiến vua khác xuất hiện trên Tuyên đỉnh là "Long nhãn" tức cây/quả long nhãn. Ngày nay nhãn được trồng ở nhiều vùng miền, là một trong những loại quả được người Việt Nam ưa chuộng nhất.Đặc sản thứ ba được tạc vào "Tuyên đỉnh" là "Hậu ngư", tức là con sam, một hải sản quý được khai thác ở một số vùng biển của Việt Nam. Cách chế biến sam phổ biến là nướng hoặc làm gỏi.Dụ đỉnh, chiếc đỉnh thứ 8 có hình tượng "Lê" là cây lê, loài cây được trống để lấy quả tại một số vùng xứ lạnh của Việt Nam. Trong quan niệm y học của người xưa, lê là thức ăn quý đứng đầu trăm quả (bách quả chi tông).Hình tượng "Phù lưu" trong Dụ đỉnh là cây trầu, loài cây leo được trồng lấy lá, gắn bó mật thiết với tục ăn trầu cau của người Việt đã đề cập ở trên.Một đặc sản nữa có mặt trên Dụ đỉnh là "Thạch thủ ngư", tức cá mú, một loài cá biển có thịt ngon được khai thác tại nhiều vùng biển của Việt Nam.Món ngon thứ tư xuất hiện trên Dụ đỉnh là "Cáp" tức con sò, món không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng hải sản ngày nay.Món thứ 5 trên Dụ đỉnh là "Dương", tức con dê, đặc sản nổi tiếng của vùng núi đá vôi Ninh Binh. Các món dê phải thử ở vùng đất này là cơm cháy sốt dê, dê tái chanh, dê xào sả ớt, dê ủ trấu, dê nhúng mẻ, dê nướng ngũ vị, lẩu dê...Huyền đỉnh, chiếc đỉnh cuối cùng có hình tượng "Lệ chi", nghĩa là cây vải, loài cây trồng lấy quả làm đặc sản tiến vua của một số địa phương ở đồng bằng sông Hồng.Đặc sản thứ hai của Huyền đỉnh là "Quế đố" tức con cà cuống, loài côn trùng lớn sống dưới nước, được khai thác lấy tinh dầu làm gia vị. Nước mắm pha tinh dầu cà cuống được coi là đỉnh cao của các loại nước chấm ở Việt Nam.Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đình nhà Nguyễn có tạc hình tượng "Miết", tức là con ba ba, một thủy sản có giá trị được của Việt Nam. Thị ba ba không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn là một bài thuốc bổ dưỡng, có giá trị cao trên thị trường.
Món ngon khác xuất hiện trên Cao Đỉnh là "Ba la mật", nghĩa là cây mít, với hình ảnh quả mít căng tròn. Quả mít có mùi thơm đặc biệt hấp dẫn, vị ngọt lịm, là loại quả không thể thiếu vào mùa hè của người Việt.
Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Nam trân", là cây bòn bon, loại cây đặc sản của miền Trung. Trái bòn bon có vị ngọt mát quyến rũ, từng trở thành nguồn thực phẩm cứu sống chúa Nguyễn Ánh khi phải ẩn náu trong rừng để tránh sự truy lùng của quân Tây Sơn.
Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba có hình tượng "Am la" là cây xoài, một loài cây ăn trái quen thuộc của Việt Nam. Qua xoài được mệnh danh là vua của các loại trái cây, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Là chiếc đính thứ tư, Anh đỉnh có hình tượng "Tân lang" tức cây cau, loài cây thường được trồng làm cảnh và thu hoạch quả ở vùng quê Việt. Quả cau gắn với tục ăn trầu cau, một nét văn hóa nghìn năm của người Việt.
Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 có hình tượng "Hồ da tử" là con đuông dừa, loài côn trùng đặc sản của Nam Bộ. Đuông dừa là ấu trùng của một loài bọ cánh cứng, có thịt mềm và béo ngậy, có thể chế biến theo nhiều cách nhưng nổi tiếng nhất là chấm mắm ăn khi còn đang ngoe nguẩy.
Bên cạnh đuông dừa, trên Nghị đỉnh có hình tượng "Lục hoa ngư", nghĩa là cá lóc, loài cá nước ngọt cho thịt ngon, được đánh bắt phổ biến ở Việt Nam. Tùy vùng miền mà cá lóc được chế biến theo nhiều cách khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là mắm cá lóc miền Tây Nam Bộ.
Ngoài ra, Nghị đỉnh còn có hình tượng "Giới" là cây rau cải, loài rau được trồng phổ biến, dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Món quan trọng nhất dùng rau cải làm nguyên liệu là dưa muối - món ăn được coi là "quốc hồn quốc túy" của người Việt.
Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ 6 có hình tượng "Đào", nghĩa là cây đào, loài cây vừa cho hoa đẹp vào mùa xuân, vừa cho quả ngon. Trong các truyền câu chuyện thần tiên xưa, đào là loại quả gắn với thiên giới, có khả năng đem lại sự trường sinh bất tử.
Món ngon khác xuất hiện trên Thuần đỉnh là "Đăng sơn ngư", nghĩa là cá rô ta, loài cá sống nhiều ở ruộng đồng, có biệt tài vượt cạn. Cá rô ta là nguyên liệu cho nhiều món ăn dân dã quen thuộc của người Việt, nổi bật trong đó là cá rô rán giòn chấm mắm nguyên chất.
Món thứ ba trên Thuần đỉnh là "Bạng" tức con ngao, một hải sản được khai thác ở hầu khắp các vùng ven biển của Việt Nam.
Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ 7 có hình tượng "Yến oa" tức tổ yến, một sản vật tiến vua quý giá thường được khai thác ở các vách đá cheo leo bên bờ biển. Được gán cho nhiều công dụng thần kỳ, tổ yến là thứ đặc sản có giá trị cao bậc nhất trên thị trường ngày nay.
Một sản vật tiến vua khác xuất hiện trên Tuyên đỉnh là "Long nhãn" tức cây/quả long nhãn. Ngày nay nhãn được trồng ở nhiều vùng miền, là một trong những loại quả được người Việt Nam ưa chuộng nhất.
Đặc sản thứ ba được tạc vào "Tuyên đỉnh" là "Hậu ngư", tức là con sam, một hải sản quý được khai thác ở một số vùng biển của Việt Nam. Cách chế biến sam phổ biến là nướng hoặc làm gỏi.
Dụ đỉnh, chiếc đỉnh thứ 8 có hình tượng "Lê" là cây lê, loài cây được trống để lấy quả tại một số vùng xứ lạnh của Việt Nam. Trong quan niệm y học của người xưa, lê là thức ăn quý đứng đầu trăm quả (bách quả chi tông).
Hình tượng "Phù lưu" trong Dụ đỉnh là cây trầu, loài cây leo được trồng lấy lá, gắn bó mật thiết với tục ăn trầu cau của người Việt đã đề cập ở trên.
Một đặc sản nữa có mặt trên Dụ đỉnh là "Thạch thủ ngư", tức cá mú, một loài cá biển có thịt ngon được khai thác tại nhiều vùng biển của Việt Nam.
Món ngon thứ tư xuất hiện trên Dụ đỉnh là "Cáp" tức con sò, món không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng hải sản ngày nay.
Món thứ 5 trên Dụ đỉnh là "Dương", tức con dê, đặc sản nổi tiếng của vùng núi đá vôi Ninh Binh. Các món dê phải thử ở vùng đất này là cơm cháy sốt dê, dê tái chanh, dê xào sả ớt, dê ủ trấu, dê nhúng mẻ, dê nướng ngũ vị, lẩu dê...
Huyền đỉnh, chiếc đỉnh cuối cùng có hình tượng "Lệ chi", nghĩa là cây vải, loài cây trồng lấy quả làm đặc sản tiến vua của một số địa phương ở đồng bằng sông Hồng.
Đặc sản thứ hai của Huyền đỉnh là "Quế đố" tức con cà cuống, loài côn trùng lớn sống dưới nước, được khai thác lấy tinh dầu làm gia vị. Nước mắm pha tinh dầu cà cuống được coi là đỉnh cao của các loại nước chấm ở Việt Nam.
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.