Cao đỉnh là chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Loài cây gỗ quý được khắc hình trên chiếc đỉnh này là "Thiết mộc", tức cây gỗ lim, loại cây cho gỗ rất cứng và bền, thường được dùng làm cột đình, chùa, cung điện.Một loài cây gỗ quý khác xuất hiện trên Cao đỉnh là "Trầm hương", tức cây trầm hương. Gỗ trầm hương có mùi thơm rất quyến rũ, là sản vật nổi tiếng của nước Việt xưa.Ngoài ra Cao đỉnh còn có hình tượng "Ba la mật", nghĩa là cây mít. Gỗ mít rất dễ kiếm, lại chống mối mọt và chịu được nước, được sử dụng rộng rãi trong việc tạc tượng Phật nói riêng và tượng thờ nói chung.Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Ngô đồng", nghĩa là cây ngô đồng, loài cây được trồng khá nhiều ở Huế. Gỗ ngô đồng rất chắc, được ưa thích để làm nhạc cụ. Nhiều nhạc cụ trong truyền thuyết được nói là làm từ những cây ngô đồng quý, như Tiêu Vĩ cầm.Loài cây gỗ thứ hai xuất hiện trên Nhân đỉnh là "Kỳ nam", tức cây gỗ kỳ nam. Đây là loại cây cho thứ trầm hương phẩm chất cao nhất, được xem là một loại sản vật đứng đầu trong bảng danh sách các loại gỗ quý hiếm của nước Việt.Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Thuận mộc", nghĩa là cây gỗ huỳnh, hay gỗ sưa. Được gán với nhiều đặc tính "thần kỳ" chưa được kiểm chứng, gỗ sưa là loại gỗ đắt đỏ bậc nhất trên thị trường gỗ quý ngày nay.Trên Chương đỉnh cón có hình tượng "Am la" là cây xoài. Không chỉ trồng để ăn trái, cây xoài cũng được dùng để lấy gỗ. Gỗ xoài mịn, thẳng, thường dùng để đóng đồ gia đình, ít bị cong vênh, mối mọt.Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Tử mộc", là cây gỗ kiến, loài cây được sử dụng để sản xuất sơn cánh kiến, một nguyên liệu quý dùng để quét lên gỗ nhằm tạo độ bóng và tăng độ bền.Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ năm trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Đàn mộc", nghĩa là cây hoàng đàn, loài cây cho gỗ có mùi thơm đặc biệt quý hiếm, thường được dùng làm tượng thần, phật hoặc các đồ dùng sang trọng.Loài cây gỗ thứ hai trên Nghị đỉnh là "Quế", tức cây quế, loài cây được trồng để khai thác vỏ và thân gỗ với nhiều công dụng như làm gia vị, dược liệu, đồ gỗ mỹ nghệ...Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ sau trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Nam mộc", là cây gỗ chò, loại gỗ có độ bền cao được người Việt ưa chuộng trong xây dựng, làm đồ nội thất.Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ bảy trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Long nhãn" là cây nhãn. Không chỉ lấyquả, cây nhãn còn được dùng để khai thác gỗ làm đồ gia dụng. Gỗ nhãn có màu đỏ hồng bắt mắt, bền chắc, ít bị cong vênh theo thời gian, là loại gỗ có hiệu quả sử dụng cao.Dụ đỉnh, chiếc đỉnh thứ tám trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Tùng" là cây tùng hay cây thông, loài cây lá kim tượng trưng cho sự trường tồn, vỉnh cửu theo quan niệm Á Đông. Gỗ thông/tùng có độ thẩm mĩ cao, được dùng nhiều trong nội thất nhà gỗ hiện đại.Huyền đỉnh, chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Ngũ diệp lan", nghĩa là cây ngọc lan, loài cây thân gỗ thường được trồng lấy bóng mát, có hoa rất thơm. Gỗ ngọc lan có màu nâu, cứng và đẹp, có thể đánh bóng rất láng, là loại gỗ được ưa chuộng trong sản xuất đồ nội thất... Mời quý độc giả xem video: Cố đô Huế, một điểm đến văn hóa di sản.
Cao đỉnh là chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Loài cây gỗ quý được khắc hình trên chiếc đỉnh này là "Thiết mộc", tức cây gỗ lim, loại cây cho gỗ rất cứng và bền, thường được dùng làm cột đình, chùa, cung điện.
Một loài cây gỗ quý khác xuất hiện trên Cao đỉnh là "Trầm hương", tức cây trầm hương. Gỗ trầm hương có mùi thơm rất quyến rũ, là sản vật nổi tiếng của nước Việt xưa.
Ngoài ra Cao đỉnh còn có hình tượng "Ba la mật", nghĩa là cây mít. Gỗ mít rất dễ kiếm, lại chống mối mọt và chịu được nước, được sử dụng rộng rãi trong việc tạc tượng Phật nói riêng và tượng thờ nói chung.
Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Ngô đồng", nghĩa là cây ngô đồng, loài cây được trồng khá nhiều ở Huế. Gỗ ngô đồng rất chắc, được ưa thích để làm nhạc cụ. Nhiều nhạc cụ trong truyền thuyết được nói là làm từ những cây ngô đồng quý, như Tiêu Vĩ cầm.
Loài cây gỗ thứ hai xuất hiện trên Nhân đỉnh là "Kỳ nam", tức cây gỗ kỳ nam. Đây là loại cây cho thứ trầm hương phẩm chất cao nhất, được xem là một loại sản vật đứng đầu trong bảng danh sách các loại gỗ quý hiếm của nước Việt.
Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Thuận mộc", nghĩa là cây gỗ huỳnh, hay gỗ sưa. Được gán với nhiều đặc tính "thần kỳ" chưa được kiểm chứng, gỗ sưa là loại gỗ đắt đỏ bậc nhất trên thị trường gỗ quý ngày nay.
Trên Chương đỉnh cón có hình tượng "Am la" là cây xoài. Không chỉ trồng để ăn trái, cây xoài cũng được dùng để lấy gỗ. Gỗ xoài mịn, thẳng, thường dùng để đóng đồ gia đình, ít bị cong vênh, mối mọt.
Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Tử mộc", là cây gỗ kiến, loài cây được sử dụng để sản xuất sơn cánh kiến, một nguyên liệu quý dùng để quét lên gỗ nhằm tạo độ bóng và tăng độ bền.
Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ năm trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Đàn mộc", nghĩa là cây hoàng đàn, loài cây cho gỗ có mùi thơm đặc biệt quý hiếm, thường được dùng làm tượng thần, phật hoặc các đồ dùng sang trọng.
Loài cây gỗ thứ hai trên Nghị đỉnh là "Quế", tức cây quế, loài cây được trồng để khai thác vỏ và thân gỗ với nhiều công dụng như làm gia vị, dược liệu, đồ gỗ mỹ nghệ...
Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ sau trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Nam mộc", là cây gỗ chò, loại gỗ có độ bền cao được người Việt ưa chuộng trong xây dựng, làm đồ nội thất.
Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ bảy trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Long nhãn" là cây nhãn. Không chỉ lấyquả, cây nhãn còn được dùng để khai thác gỗ làm đồ gia dụng. Gỗ nhãn có màu đỏ hồng bắt mắt, bền chắc, ít bị cong vênh theo thời gian, là loại gỗ có hiệu quả sử dụng cao.
Dụ đỉnh, chiếc đỉnh thứ tám trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Tùng" là cây tùng hay cây thông, loài cây lá kim tượng trưng cho sự trường tồn, vỉnh cửu theo quan niệm Á Đông. Gỗ thông/tùng có độ thẩm mĩ cao, được dùng nhiều trong nội thất nhà gỗ hiện đại.
Huyền đỉnh, chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh có hình tượng "Ngũ diệp lan", nghĩa là cây ngọc lan, loài cây thân gỗ thường được trồng lấy bóng mát, có hoa rất thơm. Gỗ ngọc lan có màu nâu, cứng và đẹp, có thể đánh bóng rất láng, là loại gỗ được ưa chuộng trong sản xuất đồ nội thất...
Mời quý độc giả xem video: Cố đô Huế, một điểm đến văn hóa di sản.