Phố Hàng Mành là một con phố dài khoảng 150 mét, kéo dài từ phố Hàng Nón đến phố Lý Quốc Sư ở ngã tư Hàng Bông, Hàng Gai, mạn Tây Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Kim Cổ, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương cũ.Phố này do một số người dân làng Giới Tế (thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) di cư đến lập nghiệp. Làng Giới Tế là một làng chuyên làm mành mành, nên phố từng có tên nôm là “Rừng Mành”. Còn theo cách gọi tên của dân phố cổ, phố mang tên là Hàng Mành.Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi phố là “rue des Stores”, nghĩa là phố chuyên bán rèm/mành. Từ năm 1945 phố lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Mành và cái tên này được giữ cho đến nay.Ngày nay, với sự hiện diện của các cửa hàng bán mành, phố Hàng Mành là một trong số ít đường phố ở khu phố cổ Hà Nội còn bán thứ hàng hóa đặc trưng gắn với tên phố.Dù vậy, so với khi xưa, quy mô của hoạt động kinh doanh mành ngày nay là không đáng kể. Số hộ bán mành chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, còn các xưởng sản xuất mành đã biến mất theo thời gian.Mặt hàng mành được bán trên phố đa dạng hơn nhiều so với thời xưa. Ngoài loại mành truyền thống bằng nan tre còn có các loại mành bằng nhựa, mành hạt gỗ...Bên cạnh mặt hàng mành, phố Hàng Mành ngày nay còn được biết đến với các cửa hàng bán nhạc cụ truyền thống.Các loại nhạc cụ được bày bán ở đây rất phong phú về chủng loại, vừa phục vụ nhu cầu học tập, biểu diễn của người dân, vừa là quà lưu niệm được khách phương xa ưa chuộng.Với sự phát triển của du lịch ở phố cổ, phố Hàng Mành trở thành nơi quy tụ khá nhiều cơ sở lưu trú và các văn phòng du lịch phục vụ như cầu du khách trong và ngoài nước.Nhà số 1 phố Hàng Mành là di tích đáng chú ý trên phố. Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi nhà này là nơi liên lạc của đảng bộ Hà Nội, được ngụy trang như một hiệu cắt tóc. Nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ lúc ấy có bí danh là Tôn, đã đóng vai người kéo quạt thuê tại đây...Một số hình ảnh khác về phố Hàng Mành.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Mành là một con phố dài khoảng 150 mét, kéo dài từ phố Hàng Nón đến phố Lý Quốc Sư ở ngã tư Hàng Bông, Hàng Gai, mạn Tây Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Kim Cổ, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương cũ.
Phố này do một số người dân làng Giới Tế (thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) di cư đến lập nghiệp. Làng Giới Tế là một làng chuyên làm mành mành, nên phố từng có tên nôm là “Rừng Mành”. Còn theo cách gọi tên của dân phố cổ, phố mang tên là Hàng Mành.
Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi phố là “rue des Stores”, nghĩa là phố chuyên bán rèm/mành. Từ năm 1945 phố lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Mành và cái tên này được giữ cho đến nay.
Ngày nay, với sự hiện diện của các cửa hàng bán mành, phố Hàng Mành là một trong số ít đường phố ở khu phố cổ Hà Nội còn bán thứ hàng hóa đặc trưng gắn với tên phố.
Dù vậy, so với khi xưa, quy mô của hoạt động kinh doanh mành ngày nay là không đáng kể. Số hộ bán mành chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, còn các xưởng sản xuất mành đã biến mất theo thời gian.
Mặt hàng mành được bán trên phố đa dạng hơn nhiều so với thời xưa. Ngoài loại mành truyền thống bằng nan tre còn có các loại mành bằng nhựa, mành hạt gỗ...
Bên cạnh mặt hàng mành, phố Hàng Mành ngày nay còn được biết đến với các cửa hàng bán nhạc cụ truyền thống.
Các loại nhạc cụ được bày bán ở đây rất phong phú về chủng loại, vừa phục vụ nhu cầu học tập, biểu diễn của người dân, vừa là quà lưu niệm được khách phương xa ưa chuộng.
Với sự phát triển của du lịch ở phố cổ, phố Hàng Mành trở thành nơi quy tụ khá nhiều cơ sở lưu trú và các văn phòng du lịch phục vụ như cầu du khách trong và ngoài nước.
Nhà số 1 phố Hàng Mành là di tích đáng chú ý trên phố. Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi nhà này là nơi liên lạc của đảng bộ Hà Nội, được ngụy trang như một hiệu cắt tóc. Nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ lúc ấy có bí danh là Tôn, đã đóng vai người kéo quạt thuê tại đây...
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Mành.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.