Phố Hàng Bông dài gần 1 km, là một trục phố quan trọng ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Ít ai biết rằng con phố này từng mang rất nhiều cái tên khác nhau.Ngược dòng lịch sử, phố Hàng Bông xưa nằm trên đất các thôn Kim Bát thượng, Kim Bát hạ, tổng Tiền Túc; Thương Môn Đông hạ, Yên Trung hạ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.Thời Pháp thuộc phố có tên là gọi là “rue du Coton”, dịch từ tên “Hàng Bông”. Sau 1945 tên gọi Hàng Bông được chính thức hóa.Trên thực tế, Hàng Bông là một tên gọi khá “mới”, vì trước đó phố Hàng Bông được chia ra nhiều đoạn khác nhau với những tên gọi riêng.Đoạn đầu, chỗ giáp phố Hàng Gai đến đầu phố Hàng Mành có tên là phố Hàng Hài vì thời trước ở đây sản xuất và bày bán các loại hài.Nối tiếp Hàng Hài là phố Hàng Bông Đệm (từ phố Hàng Mành đến đầu phố Hàng Da), là nơi bật bông và bán các loại chăn đệm.Tiếp đó là đoạn phố Hàng Bông Cửa Quyền. Nơi này từng có cây đa lớn gọi là cây đa Cô Quyền. Sau đó cây đa bị đốn đi nhưng vẫn để lại cái tên Cô Quyền hoặc Cửa Quyền cho đoạn phố này.Nối với Hàng Bông Cửa Quyền là Hàng Bông Lờ (đoạn từ ngõ Hội Vũ tới đầu phố Cửa Nam). Gọi như vậy vì nơi đây xưa kia bán dụng cụ đánh cá như lờ, đó, chúm... Xưa hơn nữa thì nơi đây chuyên nhuộm màu xanh nên có tên là phố Hàng Lam.Cuối cùng là Hàng Bông Thợ Nhuộm, gọi tắt là Hàng Bông Nhuộm, là đoạn cuối phố Hàng Bông, chạy dọc vườn hoa Cửa Nam thông ra đường Điện Biên Phủ. Hồi đầu thế kỷ 20, người phố này gốc làng Huê Cầu và Liêu Xá (huyện Yên Mỹ, Hải Hưng) có nghề nhuộm thâm các loại vải lụa.Ngày nay Phố Hàng Bông là một tuyến phố buôn bán sôi động, thu hút du khách với nhiều cửa hàng thời trang, đồ lưu niệm, quán ăn, công ty du lịch...Mặt hàng đặc trưng được báy bán trên tuyến phố này là các loại cờ, áo phông, băng rôn cổ động...Con phố này cũng còn giữ được khá nhiều đình miếu cổ như đền Phúc Hậu, đình Tam Thánh, đình Lương Ngọc, đình Kim Hộ, đền Vọng Tiên, đình Thiên Tiên, đình Đông Mỹ…Một số hình ảnh khác về phố Hàng Bông.Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Phố Hàng Bông dài gần 1 km, là một trục phố quan trọng ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Ít ai biết rằng con phố này từng mang rất nhiều cái tên khác nhau.
Ngược dòng lịch sử, phố Hàng Bông xưa nằm trên đất các thôn Kim Bát thượng, Kim Bát hạ, tổng Tiền Túc; Thương Môn Đông hạ, Yên Trung hạ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.
Thời Pháp thuộc phố có tên là gọi là “rue du Coton”, dịch từ tên “Hàng Bông”. Sau 1945 tên gọi Hàng Bông được chính thức hóa.
Trên thực tế, Hàng Bông là một tên gọi khá “mới”, vì trước đó phố Hàng Bông được chia ra nhiều đoạn khác nhau với những tên gọi riêng.
Đoạn đầu, chỗ giáp phố Hàng Gai đến đầu phố Hàng Mành có tên là phố Hàng Hài vì thời trước ở đây sản xuất và bày bán các loại hài.
Nối tiếp Hàng Hài là phố Hàng Bông Đệm (từ phố Hàng Mành đến đầu phố Hàng Da), là nơi bật bông và bán các loại chăn đệm.
Tiếp đó là đoạn phố Hàng Bông Cửa Quyền. Nơi này từng có cây đa lớn gọi là cây đa Cô Quyền. Sau đó cây đa bị đốn đi nhưng vẫn để lại cái tên Cô Quyền hoặc Cửa Quyền cho đoạn phố này.
Nối với Hàng Bông Cửa Quyền là Hàng Bông Lờ (đoạn từ ngõ Hội Vũ tới đầu phố Cửa Nam). Gọi như vậy vì nơi đây xưa kia bán dụng cụ đánh cá như lờ, đó, chúm... Xưa hơn nữa thì nơi đây chuyên nhuộm màu xanh nên có tên là phố Hàng Lam.
Cuối cùng là Hàng Bông Thợ Nhuộm, gọi tắt là Hàng Bông Nhuộm, là đoạn cuối phố Hàng Bông, chạy dọc vườn hoa Cửa Nam thông ra đường Điện Biên Phủ. Hồi đầu thế kỷ 20, người phố này gốc làng Huê Cầu và Liêu Xá (huyện Yên Mỹ, Hải Hưng) có nghề nhuộm thâm các loại vải lụa.
Ngày nay Phố Hàng Bông là một tuyến phố buôn bán sôi động, thu hút du khách với nhiều cửa hàng thời trang, đồ lưu niệm, quán ăn, công ty du lịch...
Mặt hàng đặc trưng được báy bán trên tuyến phố này là các loại cờ, áo phông, băng rôn cổ động...
Con phố này cũng còn giữ được khá nhiều đình miếu cổ như đền Phúc Hậu, đình Tam Thánh, đình Lương Ngọc, đình Kim Hộ, đền Vọng Tiên, đình Thiên Tiên, đình Đông Mỹ…
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Bông.
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.