Phố Tố Tịch (thường được gọi là Tô Tịch) là một con phố ngắn có một đầu thông ra phố Hàng Gai, một đầu thông ra phố Hàng Quạt, gần bờ hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội. Nơi đây xưa là thôn Tố Tịch thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.Tên phố Tố Tịch theo nghĩa chữ là “chiếu trắng”. Ngày nay không ai rõ vì sao có cái tên này vì không có tư liệu lịch sử nào nói về nghề làm chiếu hay bán chiếu trên phố. Người Pháp gọi đây là ngõ Tố Tịch (Ruelle de To Tich). Từ một ngõ nhỏ, khoảng thập niên 1920 phố được mở rộng.Ngoài tên gọi Tô Tịch/Tố Tịch, phố còn được dân gian gọi bằng tên gọi khác là phố Thợ Tiện hay Hàng Tiện. Điều này có nguồn gốc từ một ngành nghề đặc trưng còn được duy trì trên phố cho đến nay là nghề tiện gỗ.Từ hàng thế kỷ trước, những người làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội) đã mang nghề tiện gỗ, khắc gỗ ra đất Hà thành lập nghiệp. Họ cư ngụ tập trung ở một nửa phố Tô Tịch, đoạn giáp phố Hàng Gai dãy số lẻ.Thuở xưa, các sản phẩm chủ yếu mà người thợ mộc phố Tô Tịch làm là mộc bản in sách chữ nho, chữ nôm cho các cửa hàng sách bên Hàng Gai, hàng thủ công mỹ nghệ như những chiếc mâm gỗ, ống hương, bàn tròn, đài rượu, song cửa, con dấu...Quy trình sản xuất ban đầu khá đơn giản với cưa, dùi, đục và những chiếc máy tiện thô sơ hoạt động bằng sức đạp của đôi chân. Sau này mô-tơ điện được sử dụng, năng suất lao động của người thợ tiện gỗ tăng lên đáng kể.Liên quan đến ngành nghề tiện gỗ, từ thập niên 1990 trở về trước, phố Tô Tịch được các cậu bé Hà Nội biết đến với một món đồ chơi rất lý thú, đó là những con quay.Con quay có rất nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau, được tiện bằng gỗ từ các xưởng trên phố. Phía trên con quay là cái “tu”, dùng để quấn dây khi đánh quay. Dưới cái cu là thân quay. Đáy của thân quay có khoan lỗ để đóng đinh bằng sắt. Dây quay là dây gai hoặc dây dù.Vào thời các phương tiện vui chơi giải trí cho trẻ em còn thiếu thốn, chơi quay là trò rất “hot”. Các cuộc chơi quay vô cùng sôi động với các “chiêu” cơ bản là “giật”, “bổ thượng” và “bổ bạt”... Í ới rủ nhau lên phố Tô Tịch chọn quay vào kỳ nghỉ hè là ký ức khó quên của các bé trai thời này.Ngày nay, các con quay vẫn được sản xuất và bày bán trên phố Tô Tịch, nhưng không còn nhiều trẻ em mặn mà với món đồ chơi truyền thống này nữa. Thay vào đó, nhiều người mua quay là khách du lịch hoặc những người lớn hoài niệm về một thời đã qua.Bên cạnh quay, những mặt hàng tiện gỗ, khắc gỗ được sản xuất và bày bán trên phố Tô Tịch ngày nay là khuôn làm bánh và các công cụ gia đình khác như chày, cối, muôi, gáo múc nước...Sản phẩm tinh xảo nhất của nghề gỗ trên phố là những con dấu, món quà lưu niệm rất được khách quốc tế ưa chuộng. Mặt con dấu thường được chạm khắc những hình ảnh mang bản sắc Việt Nam, hoặc làm theo yêu cầu riêng của từng khách.Ngoài nghề tiện gỗ, phố Tô Tịch ngày nay còn được nổi tiếng với món hoa quả dầm bởi nơi đây có đến gần chục cửa hàng kinh doanh hoa quả dầm nằm san sát nhau.Các cửa hàng bán đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài lưu niệm với các sản phẩm mang đặc trưng văn hóa Việt góp phần làm cho diện mạo con phố càng thêm sinh động...Một số hình ảnh khác về phố Tô Tịch.Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Phố Tố Tịch (thường được gọi là Tô Tịch) là một con phố ngắn có một đầu thông ra phố Hàng Gai, một đầu thông ra phố Hàng Quạt, gần bờ hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội. Nơi đây xưa là thôn Tố Tịch thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Tên phố Tố Tịch theo nghĩa chữ là “chiếu trắng”. Ngày nay không ai rõ vì sao có cái tên này vì không có tư liệu lịch sử nào nói về nghề làm chiếu hay bán chiếu trên phố. Người Pháp gọi đây là ngõ Tố Tịch (Ruelle de To Tich). Từ một ngõ nhỏ, khoảng thập niên 1920 phố được mở rộng.
Ngoài tên gọi Tô Tịch/Tố Tịch, phố còn được dân gian gọi bằng tên gọi khác là phố Thợ Tiện hay Hàng Tiện. Điều này có nguồn gốc từ một ngành nghề đặc trưng còn được duy trì trên phố cho đến nay là nghề tiện gỗ.
Từ hàng thế kỷ trước, những người làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội) đã mang nghề tiện gỗ, khắc gỗ ra đất Hà thành lập nghiệp. Họ cư ngụ tập trung ở một nửa phố Tô Tịch, đoạn giáp phố Hàng Gai dãy số lẻ.
Thuở xưa, các sản phẩm chủ yếu mà người thợ mộc phố Tô Tịch làm là mộc bản in sách chữ nho, chữ nôm cho các cửa hàng sách bên Hàng Gai, hàng thủ công mỹ nghệ như những chiếc mâm gỗ, ống hương, bàn tròn, đài rượu, song cửa, con dấu...
Quy trình sản xuất ban đầu khá đơn giản với cưa, dùi, đục và những chiếc máy tiện thô sơ hoạt động bằng sức đạp của đôi chân. Sau này mô-tơ điện được sử dụng, năng suất lao động của người thợ tiện gỗ tăng lên đáng kể.
Liên quan đến ngành nghề tiện gỗ, từ thập niên 1990 trở về trước, phố Tô Tịch được các cậu bé Hà Nội biết đến với một món đồ chơi rất lý thú, đó là những con quay.
Con quay có rất nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau, được tiện bằng gỗ từ các xưởng trên phố. Phía trên con quay là cái “tu”, dùng để quấn dây khi đánh quay. Dưới cái cu là thân quay. Đáy của thân quay có khoan lỗ để đóng đinh bằng sắt. Dây quay là dây gai hoặc dây dù.
Vào thời các phương tiện vui chơi giải trí cho trẻ em còn thiếu thốn, chơi quay là trò rất “hot”. Các cuộc chơi quay vô cùng sôi động với các “chiêu” cơ bản là “giật”, “bổ thượng” và “bổ bạt”... Í ới rủ nhau lên phố Tô Tịch chọn quay vào kỳ nghỉ hè là ký ức khó quên của các bé trai thời này.
Ngày nay, các con quay vẫn được sản xuất và bày bán trên phố Tô Tịch, nhưng không còn nhiều trẻ em mặn mà với món đồ chơi truyền thống này nữa. Thay vào đó, nhiều người mua quay là khách du lịch hoặc những người lớn hoài niệm về một thời đã qua.
Bên cạnh quay, những mặt hàng tiện gỗ, khắc gỗ được sản xuất và bày bán trên phố Tô Tịch ngày nay là khuôn làm bánh và các công cụ gia đình khác như chày, cối, muôi, gáo múc nước...
Sản phẩm tinh xảo nhất của nghề gỗ trên phố là những con dấu, món quà lưu niệm rất được khách quốc tế ưa chuộng. Mặt con dấu thường được chạm khắc những hình ảnh mang bản sắc Việt Nam, hoặc làm theo yêu cầu riêng của từng khách.
Ngoài nghề tiện gỗ, phố Tô Tịch ngày nay còn được nổi tiếng với món hoa quả dầm bởi nơi đây có đến gần chục cửa hàng kinh doanh hoa quả dầm nằm san sát nhau.
Các cửa hàng bán đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài lưu niệm với các sản phẩm mang đặc trưng văn hóa Việt góp phần làm cho diện mạo con phố càng thêm sinh động...
Một số hình ảnh khác về phố Tô Tịch.
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.