Miệng hố Batagay (hay còn gọi là Batagaika) ở Siberia là một trong số những địa điểm nổi tiếng gắn liền với tên gọi " địa ngục". Nơi đây được gọi là "cổng địa ngục" bởi đặc điểm hình dáng độc đáo và bí hiểm.Được phát hiện lần đầu qua ảnh vệ tinh vào năm 1991 sau khi một phần sườn đồi sụp đổ ở vùng Yana Uplands phía bắc Yakutia, Nga, miệng hố Batagay có lớp đất đóng băng vĩnh cửu lộ ra.Lớp đất đóng băng nằm trong phần sót lại của sườn đồi đã đông cứng suốt 650.000 năm. Theo các nhà nghiên cứu, đây là lớp đất đóng băng vĩnh cửu lâu đời nhất ở Siberia và thứ hai trên thế giới.Một nghiên cứu công bố vào tháng 5/2024 cho thấy "cổng địa ngục" Batagay đang mở rộng liên tục với thể tích đất đóng băng tan chảy mỗi năm lên đến 1 triệu m3. Miệng hố Batagay mở rộng qua từng năm, chủ yếu ở mặt vách đá ở rìa phía tây, phía nam và đông nam.Một "cổng địa ngục" khác trên Trái đất là miệng hố Darvaza ở Turkmenistan. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, lửa cháy âm ỉ, liên tục tại miệng hố Darvaza và chưa có dấu hiệu sắp tắt.Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về miệng hố Darvaza nhưng vẫn chưa thể xác định "cổng địa ngục" được hình thành thế nào, từ khi nào.Một số người suy đoán vào khoảng giữa những năm 1960 - 1980, các kỹ sư Liên Xô đã tiến hành khoan thăm dò dầu khí trong khu vực này và gây ra vết nứt giải phóng một vòng xoáy khí methane. Họ có thể đã đốt khí methane với hy vọng nó sẽ nhanh chóng cháy hết hoặc vô tình ném điếu thuốc vào khiến lửa cháy âm ỉ suốt nhiều năm.Theo các nhà nghiên cứu, bất cứ nỗ lực nào nhằm đóng "cổng địa ngục" ở Turkmenistan đều rất phức tạp, nguy hiểm, tốn kém và được cho là không có kết quả. Do vậy, lựa chọn tốt nhất là không làm gì cả.Hõm chảo Masaya ở Nicaragua được ví như là lối vào địa ngục. Điều này xuất phát từ hoạt động địa nhiệt của hõm chảo Masaya nằm trong công viên quốc gia đầu tiên và lớn nhất Nicaragua.Theo giới khoa học, vào thế kỷ 16, thực dân Tây Ban Nha gọi ngọn núi lửa Masaya là "Miệng địa ngục" dựa trên hồ dung nham ở hõm chảo.Masaya là một núi lửa hoạt động mạnh, phun trào liên tục từ năm 2015. Theo đó, những lần phun trào núi lửa đã giải phóng khí gas, hơi nước và dung nham sôi sục.Do có nguy cơ phát nổ và sạt lở đất, công viên quốc gia Masaya quyết định tạm thời đóng cửa vào tháng 3 năm nay.Mời độc giả xem video: Bí ẩn vùng đất y hệt phiên bản địa ngục của Trái đất.
Miệng hố Batagay (hay còn gọi là Batagaika) ở Siberia là một trong số những địa điểm nổi tiếng gắn liền với tên gọi " địa ngục". Nơi đây được gọi là "cổng địa ngục" bởi đặc điểm hình dáng độc đáo và bí hiểm.
Được phát hiện lần đầu qua ảnh vệ tinh vào năm 1991 sau khi một phần sườn đồi sụp đổ ở vùng Yana Uplands phía bắc Yakutia, Nga, miệng hố Batagay có lớp đất đóng băng vĩnh cửu lộ ra.
Lớp đất đóng băng nằm trong phần sót lại của sườn đồi đã đông cứng suốt 650.000 năm. Theo các nhà nghiên cứu, đây là lớp đất đóng băng vĩnh cửu lâu đời nhất ở Siberia và thứ hai trên thế giới.
Một nghiên cứu công bố vào tháng 5/2024 cho thấy "cổng địa ngục" Batagay đang mở rộng liên tục với thể tích đất đóng băng tan chảy mỗi năm lên đến 1 triệu m3. Miệng hố Batagay mở rộng qua từng năm, chủ yếu ở mặt vách đá ở rìa phía tây, phía nam và đông nam.
Một "cổng địa ngục" khác trên Trái đất là miệng hố Darvaza ở Turkmenistan. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, lửa cháy âm ỉ, liên tục tại miệng hố Darvaza và chưa có dấu hiệu sắp tắt.
Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về miệng hố Darvaza nhưng vẫn chưa thể xác định "cổng địa ngục" được hình thành thế nào, từ khi nào.
Một số người suy đoán vào khoảng giữa những năm 1960 - 1980, các kỹ sư Liên Xô đã tiến hành khoan thăm dò dầu khí trong khu vực này và gây ra vết nứt giải phóng một vòng xoáy khí methane. Họ có thể đã đốt khí methane với hy vọng nó sẽ nhanh chóng cháy hết hoặc vô tình ném điếu thuốc vào khiến lửa cháy âm ỉ suốt nhiều năm.
Theo các nhà nghiên cứu, bất cứ nỗ lực nào nhằm đóng "cổng địa ngục" ở Turkmenistan đều rất phức tạp, nguy hiểm, tốn kém và được cho là không có kết quả. Do vậy, lựa chọn tốt nhất là không làm gì cả.
Hõm chảo Masaya ở Nicaragua được ví như là lối vào địa ngục. Điều này xuất phát từ hoạt động địa nhiệt của hõm chảo Masaya nằm trong công viên quốc gia đầu tiên và lớn nhất Nicaragua.
Theo giới khoa học, vào thế kỷ 16, thực dân Tây Ban Nha gọi ngọn núi lửa Masaya là "Miệng địa ngục" dựa trên hồ dung nham ở hõm chảo.
Masaya là một núi lửa hoạt động mạnh, phun trào liên tục từ năm 2015. Theo đó, những lần phun trào núi lửa đã giải phóng khí gas, hơi nước và dung nham sôi sục.
Do có nguy cơ phát nổ và sạt lở đất, công viên quốc gia Masaya quyết định tạm thời đóng cửa vào tháng 3 năm nay.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn vùng đất y hệt phiên bản địa ngục của Trái đất.