Tuy nhiên, có những con số đối với nước này là may mắn, nhưng đối với nước khác mang lại sự xui xẻo và không ai muốn sử dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa sâu xa liên quan đến con số đặc biệt này:
Số 13
Là con số được rất nhiều quốc gia kiêng kị trong đó có Việt Nam. Rất nhiều câu chuyện xui xẻo đen đủi liên quan đến số đáng sợ này như: thứ 6 ngày 13. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về Kinh thánh của đạo Công giáo và họ phát hiện ra ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ Sáu, sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó. Các tín đồ của đạo Thiên chúa luôn coi thứ Sáu ngày 13 được coi là ngày tội lỗi bi kịch bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13 - Judas - phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Chúa Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ Sáu ngày 13.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Holder để ám sát vị thần của hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thân được mời tham dự tiệc, Loki cũng đến dự với tư cách "khách không mời mà đến".
Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh. Nỗi sợ con số 13 thể hiện rõ trong thế giới hiện đại ngày nay. Hơn 80% các tòa nhà cao tầng không có tầng 13. Nhiều sân bay bỏ qua cổng thứ 13. Bệnh viện, khách sạn thường xuyên không có phòng 13.
Số 4
Đây chính là con số mà Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc kiêng kị vì theo họ, âm đọc số 4 gần giống chữ tử có nghĩa là Chết. Ngoài ra, số 4 ứng với thứ tự cuối cùng trong vòng tròn cuộc sống: Sinh- Lão-Bệnh-Tử nên con số này bị coi là con số chết chóc.
Ở Nhật, trong khách sạn hay chung cư gần như không còn tồn tại số tầng hay số phòng mang con số này nữa, ví dụ ngay cạnh phòng 203 là 205 hoặc sau tầng 3 là tầng 5; ở bệnh viện việc kiêng kị gần như là tuyệt đối vì số 4 gần như người ta liên tưởng tới cái chết. Ngoài ra, khi tặng quà hoặc tổ chức các hoạt động hay sự kiện, người Trung Quốc cũng thường né tránh con số này.
Tuy nhiên, ở Hà Lan, số 4 lại được coi là số may mắn bởi phát âm của nó gần giống từ vui mừng trong ngôn ngữ của họ.
Số 7
Trên thế giới, đây là con số mang cả điềm gở lẫn điềm may. Ở nước ta, số 7 bị coi là con số không may mắn. Các cụ có câu: “Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3 cũng như tháng 7 là tháng cô hồn nhằm ám chỉ những điều xui xẻo kém may mắn trong tháng sẽ xảy ra vào những ngày tháng 7. Số 7 trong tiếng Hán được đọc là thất, mà chữ thất thường xuất hiện cùng các từ thất bại, thất sủng hay thất bát… ý chỉ sự mất mát, hao hụt.
Theo dân gian ngày xưa, tháng 7 âm lịch là tháng của ma quỷ. Cửa môn quan thường mở cửa vào ngày 2/7 để ma quỷ trở về trần gian và phải trở về vào ngày 14/7 trước khi cửa ma quỷ đóng lại.
Người Trung Quốc kiêng kị: mùng 7 không đi, mùng 8 không về nghĩa là nên tránh xuất hành vào ngày mùng 7 và trở về vào ngày mùng 8. Bảy bảy bốn chín ngày , người mất phải cúng 7 lần mỗi lần sẽ có 1 vía mất đi. Khi cúng đủ 7 lần vong hồn người chết sẽ được siêu thoát.
Ngược lại, trong văn hóa của nhiều quốc gia, số 7 là hình tượng của sự may mắn và được tôn sùng. Ở Nhật, số 7 tượng trưng cho 7 vị thần may mắn trong truyền thuyết của Nhật Bản. Trên thế giới, số 7 gắn liền với hình ảnh 7 kì quan thế giới cổ đại. Trong vũ trụ, nhắc tới số 7 người ta nghĩ đến hình ảnh mặt trời nơi khởi nguồn của mọi sự sống. Vụ trụ có 7 vòng tròn, 1 tuần có 7 ngày, hay dân số thế giới đang ở khoảng 7,7 tỷ người….Trong Ki-tô giáo, Đức Chúa Trời hiện thân vào ngày thứ 7 do đó con số 7 mang ý nghĩa của sức mạnh bí ẩn và là con số may mắn được tôn sùng.
Số 666
Đây là con số hiện thân của quỷ dữ. Nhiều người Việt tin rằng số 666 là số đẹp vì trong tiếng Hán đọc là Lục, nhiều người coi đó là Lộc. Tuy nhiên người Phương Tây lại sợ con số này vì họ cho rằng đó là dấu ấn của Quỷ Sa Tăng.
Nhiều người tin rằng ngày 6/6/2006 là ngày Quỷ Sa Tăng hiện về và có tai họa ập đến, những tin đồn về ngày khủng khiếp đó lan truyền chóng mặt giống như ngày tận thế. Con số đáng sợ trên xuất hiện trong cuốn cuối cùng của bộ kinh Tân ước hay còn gọi là sách Khải Huyền được gọi là dấu ân hiện thân của Quỷ Sa Tăng, do đó, con số 666 là biểu tượng của sự không hoàn hảo đối lập với số 7 – dấu ấn của Chúa vì một tuần có 7 ngày, 7 lưỡi lửa hay 7 linh hồn…
Ngoài ra, số 666 được coi là hiện thân của con rắn thuộc Quỷ Sa tăng loài vật dụ dỗ Adam và Eva ăn trái cấm. Vì hành động ăn trái cấm, 2 con người này bị đuổi khỏi vườn địa đàng xuống trần gian chịu mọi sự khổ đau. Vì vậy, số 666 là biểu tượng của sự cám dỗ khiến con người lầm đường lạc lối, phạm phải sai lầm khủng khiếp không thể cứu vãn được.
Số 9
Không thể tin được đây là con số có tên trong danh sách kiêng kị vì trước nay số 9 luôn gắn với sự bền vững, vĩnh cửu. Theo quan niệm của người Nhật, số 9 giống số 4 bị xem là con số không may, cách phát âm của nó là く(ku) giống từ “đau khổ, thống khổ hoặc tra tấn” (苦, ku). Hầu hết các khách sạn tại Nhật không có số phòng 4, hay số 9; nhất là số phòng 49 có ý nghĩa cực khổ cho đến chết.
Ngược lại, ở Mỹ, số 9 được coi là may mắn vì nó tượng trưng cho sự tròn đầy vẹn toàn của trời và đất.
Số 26
Ở Ấn Độ, số 26 là số không may thậm chí chết người bởi rất nhiều thảm họa thảm khốc từng xảy ra đều liên quan tới con số này.
Ngày 26/1/2001, các trận động đất tàn phá Gujarat gây ra cái chết của 20.000 người. Ngày 26/12/2004, một trận sóng thần khủng khiếp cướp đi sinh mạng của gần 230.000 người. Ngày 26/5/2007, một quả bom phát nổ khiến rất nhiều người chết và bị thương ở Đông Bắc Ấn Độ.
Ngày 26/7/2008, rất nhiều người chết và bị thương do một quả bom phát nổ ở Ahmedabab. Vào ngày 26/11 cùng năm, một loạt các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra ở Ấn Độ.
Với việc cộng hai số: 2 và 6 thành 8. Trong số học "Tám" tượng trưng cho sự tàn phá, khó khăn, thất bại.
Số 11
Có nhiều chi tiết trong vụ khủng bố 11/9 (Mỹ) khiến nhiều người bị ám ảnh: tòa tháp đôi của trung tâm thương mại thế giới đứng gần nhau giống như số 11 khổng lồ. Đúng ngày 11/9 kẻ khủng bố cho đâm vào tòa tháp đôi. Ngày 11/9 là ngày thứ 254 trong năm, nếu cộng các số 2, 5 và 4, kết quả cũng là 11. Chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp đôi, là chuyến bay số 11. Số lượng phi hành đoàn là 11, hành khách là 92 (9+2=11).
Ảnh minh họa.
Thậm chí, các chữ có liên quan đến sự kiện này như New York City, AFGHANISTAN, RAMSIN YUSEB, GEORGE W.BUSH đều có 11 chữ cái.
Ngay cả số 111, trong quan niệm của người Việt cũng rất hạn chế dùng vì nó như 3 nén hương. Điều đó ám chỉ dành cho những người đã khuất.
Số 39
Người dân Afghanistan rất sợ sự hiện diện của số 39 nên số phòng khách sạn, hay số điện thoại di động và điện thoại nhà, thậm chí cả địa chỉ nhà riêng đều không có số 39.
Nếu một người dân của thủ đô Kabul, không may trong số điện thoại có số 39, một là họ đổi số điện thoại, hai là khi gọi cho người khác phải dùng chức năng ẩn số, nếu không sẽ chẳng có ai dám bắt máy khi họ gọi. Còn nếu biển số xe của họ có số 39, họ sẽ tìm cách sửa số 39 thành 38.
Thậm chí, những người 39 tuổi, không bao giờ nói tuổi thật của mình. Khi có ai hỏi bao nhiêu tuổi, họ sẽ trả lời "tôi gần 40", "tôi qua 38 tuổi"...