Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, Nguyễn Hữu Dật là một trong những danh tướng lẫy lừng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, người duy nhất được suy tôn làm “Vị tướng Bồ Tát”.Nguyễn Hữu Dật (1603-1681) là danh tướng sống trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ông có công giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ đồ Đàng Trong.Theo sách "Danh tướng Việt Nam", Nguyễn Hữu Dật quê ở Thanh Hóa nhưng sinh ra tại Thăng Long (Hà Nội ngày nay), con của vị quan Tham chiến Nguyễn Triều Văn, được phong tước hầu (Triều Văn hầu) dưới triều vua Lê Anh Tông (1557-1573). Do bất mãn với chúa Trịnh, Nguyễn Triều Văn đã đem gia đình vào Quảng Bình lúc Nguyễn Hữu Dật mới 6 tuổi.Thời đi học, Nguyễn Hữu Dật rất thông minh, trí nhớ hơn người. Lớn lên, ông giỏi văn chương, thích võ nghệ. Nhận thấy năng khiếu của con, người cha đã mời thầy về dạy học. Ông được võ sư tận tâm truyền thụ binh thư, binh pháp cũng như võ nghệ. Lúc 16 tuổi, Nguyễn Hữu Dật đã lừng danh văn chương, võ lược nên được Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên bổ nhiệm quan văn trong triều. Từ đây, con đường quan lộ của Nguyễn Hữu Dật chính thức bắt đầu.Theo sách “Đại Nam liệt truyện”, Nguyễn Hữu Dật là vị tướng có tài xem thiên văn, nhiều lần dự đoán được thời tiết. Chính từ những dự đoán của ông, quân chúa Nguyễn có 2 lần đánh thắng quân Trịnh.Nguyễn Hữu Dật là một trong những khai quốc công thần hàng đầu của triều Nguyễn. Sau khi triều Nguyễn được thành lập, vua Gia Long lên ngôi, đã phong Nguyễn Hữu Dật làm “Thượng đẳng phúc thần”. Sau khi ông mất, dân Quảng Bình thương nhớ, gọi là Bồ Tát, lập đền thờ ở xã Thạch Xá. Đến đời vua Minh Mạng, ông là một trong 6 vị tướng trong sử Việt được thờ trong Võ Miếu.Nguyễn Hữu Dật có nhiều con, nổi tiếng nhất là Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh), cùng nối chí ông làm võ tướng phò chúa Nguyễn. Cả ba người đều có công mở mang lãnh thổ về phía Nam. Trong đó, Nguyễn Hữu Cảnh là vị tướng khai khẩn vùng đất Đồng Nai ngày nay.
Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, Nguyễn Hữu Dật là một trong những danh tướng lẫy lừng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, người duy nhất được suy tôn làm “Vị tướng Bồ Tát”.
Nguyễn Hữu Dật (1603-1681) là danh tướng sống trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ông có công giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ đồ Đàng Trong.
Theo sách "Danh tướng Việt Nam", Nguyễn Hữu Dật quê ở Thanh Hóa nhưng sinh ra tại Thăng Long (Hà Nội ngày nay), con của vị quan Tham chiến Nguyễn Triều Văn, được phong tước hầu (Triều Văn hầu) dưới triều vua Lê Anh Tông (1557-1573). Do bất mãn với chúa Trịnh, Nguyễn Triều Văn đã đem gia đình vào Quảng Bình lúc Nguyễn Hữu Dật mới 6 tuổi.
Thời đi học, Nguyễn Hữu Dật rất thông minh, trí nhớ hơn người. Lớn lên, ông giỏi văn chương, thích võ nghệ. Nhận thấy năng khiếu của con, người cha đã mời thầy về dạy học. Ông được võ sư tận tâm truyền thụ binh thư, binh pháp cũng như võ nghệ. Lúc 16 tuổi, Nguyễn Hữu Dật đã lừng danh văn chương, võ lược nên được Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên bổ nhiệm quan văn trong triều. Từ đây, con đường quan lộ của Nguyễn Hữu Dật chính thức bắt đầu.
Theo sách “Đại Nam liệt truyện”, Nguyễn Hữu Dật là vị tướng có tài xem thiên văn, nhiều lần dự đoán được thời tiết. Chính từ những dự đoán của ông, quân chúa Nguyễn có 2 lần đánh thắng quân Trịnh.
Nguyễn Hữu Dật là một trong những khai quốc công thần hàng đầu của triều Nguyễn. Sau khi triều Nguyễn được thành lập, vua Gia Long lên ngôi, đã phong Nguyễn Hữu Dật làm “Thượng đẳng phúc thần”. Sau khi ông mất, dân Quảng Bình thương nhớ, gọi là Bồ Tát, lập đền thờ ở xã Thạch Xá. Đến đời vua Minh Mạng, ông là một trong 6 vị tướng trong sử Việt được thờ trong Võ Miếu.
Nguyễn Hữu Dật có nhiều con, nổi tiếng nhất là Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh), cùng nối chí ông làm võ tướng phò chúa Nguyễn. Cả ba người đều có công mở mang lãnh thổ về phía Nam. Trong đó, Nguyễn Hữu Cảnh là vị tướng khai khẩn vùng đất Đồng Nai ngày nay.