Nhắc tới Tần Thủy Hoàng chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới một vị vua hùng mạnh với quân đội máu chiến. Triều đại dưới thời trị vì của Tần Thủy Hoàng lần đầu tiên được thống nhất và tiêu diệt 6 nước chư hầu. Ông cũng là đặt nền móng cho lãnh thổ Trung Quốc 2000 năm, bản thân ông tạo nên đế chế hùng mạnh về chuyên quyền phong kiến chưa từng có. Nhiều công trình gắn với tên tuổi của ông như Vạn Lý Trường Thành, Tần Chí Đạo và cho đến khi chết đi, người ta vẫn chưa thể giải mã được tất cả bí mật liên quan tới lăng mộ mang tên ông.
Theo những tư liệu cổ có ghi chép lại về giai đoạn này, Tần Thủy Hoàng muốn mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Sau khi thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN để lên ngôi vua, Tần Thủy Hoàng đã muốn mở rộng quyền lực và lãnh thổ của mình, ông phát động chiến tranh xâm lược ra các vùng lân cận. Để chiếm được đất của người Việt cổ, Tần Thủy Hoàng đã cử tướng Đồ Thư mang quân sang và chia làm 5 đạo quân kéo đến xâm chiếm nước ta, số lượng được ghi nhận là 500 nghìn người.
Để so sánh vào thời điểm đó quân sự nước ta và Trung Quốc là hoàn toàn khập khễnh. Nền văn minh của hai nước có sự khác biệt hoàn toàn khi nhà Tần thời đó đã có trình độ kỹ thuật tạo ra vũ khí cao hơn hẳn, tiềm lực quân sự của họ cũng đạt ở mức độ thượng thừa. Nhiều vũ khí chiến tranh được phát minh dưới sự rèn đúc của thợ rèn, tiêu biểu như thang mây dùng để phá thành, các loại cung nỏ được cải tiến, liên tục các bộ binh pháp ra đời... cho thấy chiến lược và đầu óc nhanh nhạy.
Còn ở thời điểm đó người Việt vẫn đang trong thời kỳ bộ lạc và trình độ phát triển về mặt quân sự còn nhiều hạn chế. Người Việt vẫn dùng chủ yếu là đồ bằng đồng và có lực lượng nhỏ, mỏng, tiềm lực quân sự không cao. Các tư liệu lịch sử cho thấy lực lượng nước ta và quân Tần không thể đặt chung một mâm, thế nhưng điều kỳ lạ là người Việt vẫn giành được chiến thắng trước quân đội hung hãn nhà Tần. Tất cả đều nhờ có chiến thuật tinh vi và chiến thuật quân sự đúng đắn, du kích và lấy ít địch nhiều.
Ban đầu chúng ta không thể chống chọi trực tiếp với quân Tần mà phải rút hết toàn bộ vào rừng sống với thú dữ. Dù điều kiện khó khăn thế nhưng không một ai chịu khuất phục để quân Tần bắt được, bản thân họ lúc bấy giờ trốn không phải vì sợ sệt mà muốn tìm kiếm một thời điểm thích hợp để có thể đánh giặc, giành được chiến thắng.
Người Việt rút vào rừng là để tránh thế mạnh lúc đầu của quân Tần, không muốn đánh lớn, không tổ chức quуết chiến khi chưa có lợi. Theo sách Hoài Nam tử, sau khi vào rừng, “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban ngày lẩn trốn, đêm ra đánh quân Tần”.
Tận dụng được địa hình đồi núi và sự kiên trì kháng chiến lâu dài, chúng ta thường xuyên tổ chức đánh nhỏ và đánh địch vào ban đêm nhằm tiêu hao quân giặc, triệt nguồn lương thực của quân Tần làm chúng không có sức chiến đấu. Họ đóng binh tại vùng đất không thể làm gì, tiến không được thoái không xong và luôn rơi vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn. Nhận thấy sự suy kiệt về thể xác lẫn tinh thần của quân địch, quân ta tổ chức đánh lớn tiêu diệt quân chủ lực và đập tan cuộc xâm lược của nhà Tần, giết tướng Đồ Thư khiến chúng hoảng loạn và buộc phải rút về nước.