Chế độ lập hoàng hậu được Tần Hiếu Công đặt ra từ thời Chiến Quốc và duy trì đến khi triều đại phong kiến của Trung Quốc kết thúc. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng là trường hợp đặc biệt khi cả đời không lập hậu.
Đăng cơ từ năm 13 tuổi nhưng Tần Thủy Hoàng lại không mảy may có ý định lập chính thê. Cho đến nay, hậu thế vẫn không thể tìm thấy bất cứ ghi chép nào liên quan đến hậu cung của ông trong sử sách.
Đối với hành vì này của Tần Thủy Hoàng, có hai nguyên do chính được phỏng đoán: Một là do hoàng đế quá mải mê theo đuổi thuật trường sinh, nghe lời đạo sĩ kéo dài thời gian lập hậu; Hai là vì ám ảnh về mẫu thân Triệu Cơ không đoan chính, có đến hai con riêng sau khi Tần Trang Vương qua đời, từ đó nảy sinh tâm lý hận đàn bà, không tin tưởng bất cứ người phụ nữ nào.
|
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, cógiả thiết cho rằng người được Tần Thủy Hoàng coi là vợ thực sự, "hoàng hậu trong lòng" là Sở phu nhân. Thân thế của bà cho đến nay chưa được tìm thấy ở bất cứ sử liệu nào, chỉ có phỏng đoán về việc Sở phu nhân là người trong vương tộc Sở quốc. Và có mối quan hệ mật thiết với Hoa Dương phu nhân và Xương Bình Quân - những người có cùng quan hệ huyết thống.
Tác phẩm "Tần Mê" của Lý Khai Nguyên từng đưa ra nghi vấn chắc chắn về hoàng hậu của Tần Thủy Hoàng. Cụ thể, hai nước Tần - Sở có mối quan hệ thông gia hàng trăm năm, hoàng hậu nhà Tần luôn là công chúa nước sở nên nếu Tần Thủy Hoàng lập hậu thì người này cũng không thể nằm ngoài quy định ngầm được duy trì suốt hàng trăm năm.
Ngoài ra, một số tư liệu có ghi chép về việc Tần Thủy Hoàng cực kì sủng ái hai mỹ nhân A Phòng và Lê Khương. Tuy nhiên, không có bất kì cơ sở nào để đặt ra nghi vấn 1 trong hai người là hoàng hậu của Tần Thủy Hoàng. Do đó cho đến nay thì Sở phu nhân vẫn là "ứng cử viên sáng giá" nhất.