Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó đến nay, các chuyên gia khảo cổ đã tiến hành các cuộc khai quật và có nhiều khám phá quan trọng.Trong số này, phát hiện lớn và nổi tiếng nhất là tìm thấy đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Hàng ngàn pho tượng có kích thước tương đương người thật nhưng mỗi bức tượng đều là duy nhất.Điều này xuất phát từ việc mỗi bức tượng đất nung có cử chỉ, biểu cảm gương mặt, kiểu tóc, thậm chí màu sắc khác nhau. Việc nghiên cứu đội quân đất nung giúp các chuyên gia giải mã được bí mật lớn về quân đội nhà Tần cũng như chiến thuật quân sự của triều đại này.Trong đó, các nhà nghiên cứu phát hiện “lực lượng đặc biệt” của quân đội nhà Tần trong hố số 2 khi khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Lực lượng này gồm một đơn vị hỗn hợp bao gồm kỵ binh, cung thủ và xe ngựa.Tiếp đến, nhóm chuyên gia phát hiện một lượng lớn tượng binh sĩ đất nung xếp theo đội ngũ hình chữ nhật và chia thành ba hàng quân.Trong đó, binh sĩ được trang bị vũ khí nhẹ ở phía trước, hai bên sườn và phía sau được bảo vệ bởi một hàng chiến binh mặc giáp nặng. Ở giữa là các chỉ huy cưỡi xe ngựa và các đội quân vũ trang.Các kiểu tóc của binh sĩ nhà Tần giúp phân biệt các đơn vị và vũ khí được trang bị. Theo các nhà nghiên cứu, đội quân đất nung có một vài kiểu tóc khác nhau bao gồm: jieze (một loại búi tóc), bianji (tóc đuôi ngựa buộc ra sau đầu) hoặc yuanji (búi tóc cố định vào bên phải của đầu).Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra kiểu tóc của những binh lính phù hợp với loại thiết bị mà họ mang theo.Cụ thể, binh sĩ đất nung để kiểu tóc jieze sử dụng một loại vũ khí gọi là pi. Binh lính để kiểu tóc yuanji và bianji lần lượt được trang bị vũ khí là kích và nỏ.Quân đội nhà Tần cũng được sắp xếp theo đội hình tùy theo kiểu tóc: binh sĩ để kiểu tróc jieze được bố trí ở hai bên trong khi binh lính để kiểu yuanji tập trung ở giữa và lính bộ binh có kiểu tóc bianji đứng ở gần phía sau.Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó đến nay, các chuyên gia khảo cổ đã tiến hành các cuộc khai quật và có nhiều khám phá quan trọng.
Trong số này, phát hiện lớn và nổi tiếng nhất là tìm thấy đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Hàng ngàn pho tượng có kích thước tương đương người thật nhưng mỗi bức tượng đều là duy nhất.
Điều này xuất phát từ việc mỗi bức tượng đất nung có cử chỉ, biểu cảm gương mặt, kiểu tóc, thậm chí màu sắc khác nhau. Việc nghiên cứu đội quân đất nung giúp các chuyên gia giải mã được bí mật lớn về quân đội nhà Tần cũng như chiến thuật quân sự của triều đại này.
Trong đó, các nhà nghiên cứu phát hiện “lực lượng đặc biệt” của quân đội nhà Tần trong hố số 2 khi khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Lực lượng này gồm một đơn vị hỗn hợp bao gồm kỵ binh, cung thủ và xe ngựa.
Tiếp đến, nhóm chuyên gia phát hiện một lượng lớn tượng binh sĩ đất nung xếp theo đội ngũ hình chữ nhật và chia thành ba hàng quân.
Trong đó, binh sĩ được trang bị vũ khí nhẹ ở phía trước, hai bên sườn và phía sau được bảo vệ bởi một hàng chiến binh mặc giáp nặng. Ở giữa là các chỉ huy cưỡi xe ngựa và các đội quân vũ trang.
Các kiểu tóc của binh sĩ nhà Tần giúp phân biệt các đơn vị và vũ khí được trang bị. Theo các nhà nghiên cứu, đội quân đất nung có một vài kiểu tóc khác nhau bao gồm: jieze (một loại búi tóc), bianji (tóc đuôi ngựa buộc ra sau đầu) hoặc yuanji (búi tóc cố định vào bên phải của đầu).
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra kiểu tóc của những binh lính phù hợp với loại thiết bị mà họ mang theo.
Cụ thể, binh sĩ đất nung để kiểu tóc jieze sử dụng một loại vũ khí gọi là pi. Binh lính để kiểu tóc yuanji và bianji lần lượt được trang bị vũ khí là kích và nỏ.
Quân đội nhà Tần cũng được sắp xếp theo đội hình tùy theo kiểu tóc: binh sĩ để kiểu tróc jieze được bố trí ở hai bên trong khi binh lính để kiểu yuanji tập trung ở giữa và lính bộ binh có kiểu tóc bianji đứng ở gần phía sau.
Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.