Nguyễn Hoàng (1525-1613) hay còn gọi là chúa Tiên. Ông là vị chúa đầu tiên của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong.Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quê hương của các chúa Nguyễn ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hàng Tung, xứ Thanh Hoa, nay là thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.Nguyễn Hoàng là người mở cõi, nhưng người có công đầu tiên đặt nền móng cho cơ đồ của dòng họ Nguyễn là Nguyễn Kim - cha Nguyễn Hoàng. Ông vốn là đại thần của nhà Hậu Lê.Sau khi Nguyễn Kim bị sát hại năm 1545, anh rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành. Nguyễn Hoàng sợ bị hại nên đã nhờ chị gái (vợ Trịnh Kiểm) xin cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa.Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên Nguyễn Hoàng nên vào Nam xây dựng cơ đồ với câu nói nổi tiếng: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” - một dãy Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời.Sau khi vào đất Thuận Hóa năm 1558, Nguyễn Hoàng đóng dinh ở Ái Tử thuộc huyện Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị ngày nay.Đào Duy Từ (1572-1634) là quân sư của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông có công rất lớn giúp họ Nguyễn xây dựng cơ đồ. Sau này, vua Gia Long suy tôn ông là công thần số một của triều Nguyễn.Vị chúa cuối cùng của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong là chúa Định Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), bị nhà Tây Sơn lật đổ.Theo chính sử triều Nguyễn, Tống Thị vốn là con gái của Tống Phước Thông. Bà là con dâu chúa Sãi, sau đó mê hoặc chúa Thượng khiến chúa chỉ biết ăn chơi, không quan tâm triều chính, gian thần nổi lên, triều đình nghiêng ngả. Về sau, Tống Thị bị giết chết.Từ khi vào Nam năm 1558 đến lúc bị nhà Tây Sơn lật đổ năm 1777, 9 đời chúa Nguyễn thay nhau trị vì Đàng Trong.
Nguyễn Hoàng (1525-1613) hay còn gọi là chúa Tiên. Ông là vị chúa đầu tiên của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quê hương của các chúa Nguyễn ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hàng Tung, xứ Thanh Hoa, nay là thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Nguyễn Hoàng là người mở cõi, nhưng người có công đầu tiên đặt nền móng cho cơ đồ của dòng họ Nguyễn là Nguyễn Kim - cha Nguyễn Hoàng. Ông vốn là đại thần của nhà Hậu Lê.
Sau khi Nguyễn Kim bị sát hại năm 1545, anh rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành. Nguyễn Hoàng sợ bị hại nên đã nhờ chị gái (vợ Trịnh Kiểm) xin cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên Nguyễn Hoàng nên vào Nam xây dựng cơ đồ với câu nói nổi tiếng: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” - một dãy Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời.
Sau khi vào đất Thuận Hóa năm 1558, Nguyễn Hoàng đóng dinh ở Ái Tử thuộc huyện Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị ngày nay.
Đào Duy Từ (1572-1634) là quân sư của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông có công rất lớn giúp họ Nguyễn xây dựng cơ đồ. Sau này, vua Gia Long suy tôn ông là công thần số một của triều Nguyễn.
Vị chúa cuối cùng của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong là chúa Định Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), bị nhà Tây Sơn lật đổ.
Theo chính sử triều Nguyễn, Tống Thị vốn là con gái của Tống Phước Thông. Bà là con dâu chúa Sãi, sau đó mê hoặc chúa Thượng khiến chúa chỉ biết ăn chơi, không quan tâm triều chính, gian thần nổi lên, triều đình nghiêng ngả. Về sau, Tống Thị bị giết chết.
Từ khi vào Nam năm 1558 đến lúc bị nhà Tây Sơn lật đổ năm 1777, 9 đời chúa Nguyễn thay nhau trị vì Đàng Trong.