Ngôi chùa nghìn năm tuổi linh thiêng không tượng, không sư

Google News

Chùa Ón không có tượng, không có sư chăm coi. Khách thập phương có thể tự ý vào dâng hương, cầu lộc, cầu tài, sức khỏe nhưng tránh xâm phạm, trai gái không nên quanh quẩn tự tình.

Từ thị xã Sơn Tây (Hà Nội), theo hướng Trung Hà đi khoảng 4 cây số sẽ gặp lối rẽ vào làng Mông Phụ, khu vực trung tâm của làng Việt cổ.
Đi thêm vài trăm mét nữa, chếch ánh nhìn sang phía tay trái sẽ bắt gặp một ngôi nhà 3 gian ngói cũ rêu phong, tường đá ong vây hai đầu hồi và phía tường hậu.
Chùa Ón không có tượng, không có sư chăm coi. Khách thập phương có thể tự ý vào dâng hương, cầu lộc, cầu tài, sức khỏe. Nhưng tránh xâm phạm, trai gái không nên quanh quẩn tự tình. 
Sự trống trải của mấy gian nhà khiến người lạ khó đoán kiến trúc cũng như nguồn cội của cảnh quan lắm chuyện ly kỳ này.
Có lần về thăm Mông Phụ, chúng tôi được nghe một cụ già ngót tuổi chín mươi cho biết, đó là ngôi chùa độc nhất vô nhị cõi trời nam: Ngôi chùa không sư, không tượng nhưng có tiếng linh thiêng.
Chùa Ón xây dựng giữa một cánh đồng bằng phẳng, nằm cạnh con đường dẫn vào làng Mông Phụ, xã Đường lâm. Chùa xây theo kiểu chữ Nhị (=) chuôi vồ, phía trước là 3 gian nhà tiền tế, hai bên gian cạnh có 2 bệ ngồi, bên trên tường hậu có xây 2 bệ thờ.
Từ thị xã Sơn Tây (Hà Nội), theo hướng Trung Hà đi khoảng 4 cây số sẽ gặp lối rẽ vào làng Mông Phụ, khu vực trung tâm của làng Việt cổ. Đi thêm vài trăm mét nữa, chếch ánh nhìn sang phía tay trái sẽ bắt gặp một ngôi nhà 3 gian ngói cũ rêu phong, tường đá ong vây hai đầu hồi và phía tường hậu. 
Theo như lời các cụ già làng cho biết một bên thờ Quan Chúa Ôn (lễ vào ngày mùng 1 tháng 4 âm lịch); một bên thờ các quan Đương Niên hành khiển cai quản trần gian.
Gian trong nhỏ hơn xây bệ tam cấp là nơi thờ Thổ thần Thổ địa, trước kia trên đó có một bộ hoành phi mang dòng chữ “Ôn Hoà Tự”, ngăn cách giữa gian trong và nhà ngoài có mái ngói riêng biệt gọi là (đấu suối), khi nước mưa chảy vào khoảng sân trống và thoát nước ra ngoài, khai thông tạo khí liên hoàn kết hợp âm dương giao hoà.
Chùa Ón xây dựng giữa một cánh đồng bằng phẳng, nằm cạnh con đường dẫn vào làng Mông Phụ, xã Đường lâm. Chùa xây theo kiểu chữ Nhị (=) chuôi vồ, phía trước là 3 gian nhà tiền tế, hai bên gian cạnh có 2 bệ ngồi, bên trên tường hậu có xây 2 bệ thờ. 
Chùa Ón không có tượng và không có sư chăm coi. Khách thập phương có thể tự ý vào dâng hương cầu lộc tài sức khỏe. Nhưng nhiều người địa phương nhắc nhở đây là ngôi chùa hết sức linh thiêng, người vô tình xâm phạm hay trai gái quanh quẩn tự tình sẽ gặp những chuyện không may, khó lý giải. Muốn tai qua nạn khỏi phải biết dâng hương sám hối trước bệ thờ.
Cụ Hà Văn Soạn, nhà ở dốc vào làng Mông Phụ, cách chùa Ón khoảng 500 mét là một trong các bậc cao niên của làng còn biết khá rõ về lịch sử ngôi chùa.
Cụ cho chúng tôi biết Câu đầu chùa Ón còn ghi những dòng chữ Hán: “Khởi tạo Bính Dần niên, quý Xuân, Nhâm tý nhật, Mão khắc động thổ; Bình cơ, Ất Mão nhật Dậu thời thụ trụ thượng lương cát”.
Chùa Ón có ghi nhiều dòng chữ Hán cổ xưa. 
Cụ Soạn tạm dịch như sau: “Động thổ vào ngày Nhâm Tý, giờ Mão, tháng 3 năm Bính Dần; Chùa được xây dựng trên một mảnh đất bằng phẳng cao ráo, cất nóc vào giờ Dậu ngày Ất Mão, tốt”.
Hướng lên câu đầu bên trái, có bốn chữ kiểu Triện thư: Phú Quý Thọ Khang. Cụ nói rằng tạm dịch là: “Giàu, Sang, Sống lâu, Mạnh khỏe”.
Tra sách lịch, năm Bính Dần xây dựng chùa ứng với Thập nhị Sứ quân năm 966 thì đến năm 2018 này, thời gian đã là 1052 năm trời. Ngôi chùa vẫn đứng sừng sững bền vững với thời gian, tọa lạc thâm nghiêm trên nền ruộng chùa một mẫu hai sào Bắc Bộ, chứng kiến bao thăng trầm biến đổi của làng quê.
Kỳ 2: Câu chuyện "người Tàu" dùng cô gái đồng trinh để biến thành thần giữ kho báu dưới chân chùa Ón và việc bà cụ lạ mặt đến đòi người trông coi chùa trả lễ bằng 99 người đàn bà chửa sẽ cho kho báu.
Theo Tân Nhật/ANTT

>> xem thêm

Bình luận(0)