Nằm trên sườn núi hướng ra biển ở phía cuối của một con đường uốn khúc qua các triền núi của Phú Quốc, Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc có thể coi là một trong những ngôi chùa có địa thế đẹp nhất Việt Nam.Khánh thành năm 2012, đây là một trong những ngôi chùa có quy mô lớn nhất của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chùa được xây theo lối kiến trúc thời nhà Lý và nhà Trần với các công trình gồm ngôi Đại hùng bảo điện, nhà Tổ, tháp chuông và tháp trống.Không gian bên trong chính điện của chùa được bài trí tôn nghiêm. Các câu đối, hành phi, bao lam, cửa võng được chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng rực rỡ.Từ chính điện của chùa Hộ Quốc có thể ngắm nhìn khoảng không gian bao la của biển trời Phú Quốc, đem lại cảm giác thư thái cho những người viếng chùa đầu năm.Nằm trên một quả đồi thấp gần trung tâm thị trấn Dương Đông, Chùa Sùng Hưng (Sùng Hưng Cổ Tự) là ngôi chùa lâu đời nhất ở đảo Phú Quốc.Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được chính xác năm thành lập chùa trên. Ước đoán, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Về tổng thể, chùa có kiến trúc theo bố cục "trước miếu, sau chùa".Chính điện của được bài trí giản dị nhưng cũng đầy vẻ tôn nghiêm. Trên bàn thờ chính có các tượng Phật, Bồ tát bằng gỗ, đồng và thạch cao được tạo tác rất đẹp.Chùa hiện còn giữ nhiều hiện vật có giá trị khác như Đại Hồng Chung, các câu đối, liễn, sơn son thiếp vàng và những hình ảnh sống động thuật lại bước đường Tây du của thầy trò Đường Tăng, v.v..Cũng nằm ở địa bàn thị trấn Dương Đông, chùa Sư Muôn, tên chữ Hán là Hùng Long tự, được xây dựng năm 1932 bởi nhà sư Nguyễn Kim Môn (1892-1946).Chùa nằm trên triền núi, giữa một rừng cây xanh tốt quanh năm. Muốn lên chùa, du khách phải đi qua 60 bậc đá.Trước chính điện của chùa Sư Muôn có một tảng đá tự nhiên được sơn phết thành hình Ông Hổ theo một truyền thuyết có từ thời khai phá Phú Quốc.Ngày nay, chùa Sư Muôn không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo quan trọng của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách ở Phú Quốc, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết..Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.
Nằm trên sườn núi hướng ra biển ở phía cuối của một con đường uốn khúc qua các triền núi của Phú Quốc, Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc có thể coi là một trong những ngôi chùa có địa thế đẹp nhất Việt Nam.
Khánh thành năm 2012, đây là một trong những ngôi chùa có quy mô lớn nhất của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chùa được xây theo lối kiến trúc thời nhà Lý và nhà Trần với các công trình gồm ngôi Đại hùng bảo điện, nhà Tổ, tháp chuông và tháp trống.
Không gian bên trong chính điện của chùa được bài trí tôn nghiêm. Các câu đối, hành phi, bao lam, cửa võng được chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng rực rỡ.
Từ chính điện của chùa Hộ Quốc có thể ngắm nhìn khoảng không gian bao la của biển trời Phú Quốc, đem lại cảm giác thư thái cho những người viếng chùa đầu năm.
Nằm trên một quả đồi thấp gần trung tâm thị trấn Dương Đông, Chùa Sùng Hưng (Sùng Hưng Cổ Tự) là ngôi chùa lâu đời nhất ở đảo Phú Quốc.
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được chính xác năm thành lập chùa trên. Ước đoán, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Về tổng thể, chùa có kiến trúc theo bố cục "trước miếu, sau chùa".
Chính điện của được bài trí giản dị nhưng cũng đầy vẻ tôn nghiêm. Trên bàn thờ chính có các tượng Phật, Bồ tát bằng gỗ, đồng và thạch cao được tạo tác rất đẹp.
Chùa hiện còn giữ nhiều hiện vật có giá trị khác như Đại Hồng Chung, các câu đối, liễn, sơn son thiếp vàng và những hình ảnh sống động thuật lại bước đường Tây du của thầy trò Đường Tăng, v.v..
Cũng nằm ở địa bàn thị trấn Dương Đông, chùa Sư Muôn, tên chữ Hán là Hùng Long tự, được xây dựng năm 1932 bởi nhà sư Nguyễn Kim Môn (1892-1946).
Chùa nằm trên triền núi, giữa một rừng cây xanh tốt quanh năm. Muốn lên chùa, du khách phải đi qua 60 bậc đá.
Trước chính điện của chùa Sư Muôn có một tảng đá tự nhiên được sơn phết thành hình Ông Hổ theo một truyền thuyết có từ thời khai phá Phú Quốc.
Ngày nay, chùa Sư Muôn không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo quan trọng của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách ở Phú Quốc, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết..
Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.