Tết Âm lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm đối với người Trung Quốc. Đây là dịp gia đình sum sụp, quây quần bên nhau cùng tiễn đưa năm cũ và đón chào một năm mới.Tết truyền thống của người Trung Quốc sẽ diễn ra trong 15 ngày và mỗi ngày đều mang một ý nghĩa khác nhau. Trong đó, 3 ngày đầu tiên của năm mới là quan trọng nhất.Mùng 1 Tết, người Trung Quốc là ngày để con cháu trong nhà bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. Vào ngày này, người ta kiêng đốt lửa và sử dụng dao vào ngày đầu năm mới vì quan niệm nếu làm vậy sẽ bị dông cả năm.Mùng 2 Tết, phụ nữ đã lấy chồng sẽ trở về nhà thăm bố mẹ đẻ, người thân và bạn bè. Sang đến ngày mùng 3 Tết, đây là ngày hóa vàng. Vào ngày này, người dân thường đi chùa để cầu những điều tốt đẹp, bình yên, hạnh phúc sẽ đến với bản thân và gia đình.Hàn Quốc cũng coi Tết Âm lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm. Người dân xứ sở kim chi còn gọi dịp Tết này là Seollal. Theo quan niệm của người Hàn Quốc, dịp tết này là ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành.Các thành viên trong gia đình Hàn Quốc sẽ cùng nhau đón Tết Âm lịch và thực hiện các nghi lễ truyền thống. Theo đó, vào ngày tết Seollal, mọi người sẽ mặc Hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc.Nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trong dịp Tết Âm lịch ở Hàn Quốc bao gồm: Charye và Sebae. Nghi lễ Charye sẽ diễn ra đầu tiên và được tổ chức tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên trong gia đình sẽ bái lạy trước bàn thờ bày biện đủ các món ăn để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên. Tiếp đến, nghi lễ Sebae được tiến hành. Con cháu sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi (còn được gọi là Sebaedon).Người Mông Cổ cũng đón Tết Âm lịch hay còn gọi là Tsagaan Sar hay Tết Tháng Trắng, và Tết Naadam. Ngày tết là dịp các thành viên trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau và thắt chặt tình cảm.Để đón chào năm mớ, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, rửa bát đũa sạch sẽ, tắm rửa, mặc trang phục dân tộc. Vào ngày tết, mọi người sẽ quây quần đón Tết tại nhà của người già nhất trong vùng và cùng nhau trò chuyện, ăn uống.Những người cao tuổi ở Mông Cổ sẽ được con cháu nói những lời chúc tốt đẹp nhất. Trong ngày này, họ sẽ không nhận lời chúc từ vợ hoặc chồng. Mời quý độc giả xem video: Nghi án “găm" vé tàu Tết 2018 online (nguồn: VTC1)
Tết Âm lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm đối với người Trung Quốc. Đây là dịp gia đình sum sụp, quây quần bên nhau cùng tiễn đưa năm cũ và đón chào một năm mới.
Tết truyền thống của người Trung Quốc sẽ diễn ra trong 15 ngày và mỗi ngày đều mang một ý nghĩa khác nhau. Trong đó, 3 ngày đầu tiên của năm mới là quan trọng nhất.
Mùng 1 Tết, người Trung Quốc là ngày để con cháu trong nhà bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. Vào ngày này, người ta kiêng đốt lửa và sử dụng dao vào ngày đầu năm mới vì quan niệm nếu làm vậy sẽ bị dông cả năm.
Mùng 2 Tết, phụ nữ đã lấy chồng sẽ trở về nhà thăm bố mẹ đẻ, người thân và bạn bè. Sang đến ngày mùng 3 Tết, đây là ngày hóa vàng. Vào ngày này, người dân thường đi chùa để cầu những điều tốt đẹp, bình yên, hạnh phúc sẽ đến với bản thân và gia đình.
Hàn Quốc cũng coi Tết Âm lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm. Người dân xứ sở kim chi còn gọi dịp Tết này là Seollal. Theo quan niệm của người Hàn Quốc, dịp tết này là ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành.
Các thành viên trong gia đình Hàn Quốc sẽ cùng nhau đón Tết Âm lịch và thực hiện các nghi lễ truyền thống. Theo đó, vào ngày tết Seollal, mọi người sẽ mặc Hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc.
Nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trong dịp Tết Âm lịch ở Hàn Quốc bao gồm: Charye và Sebae. Nghi lễ Charye sẽ diễn ra đầu tiên và được tổ chức tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên trong gia đình sẽ bái lạy trước bàn thờ bày biện đủ các món ăn để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên. Tiếp đến, nghi lễ Sebae được tiến hành. Con cháu sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi (còn được gọi là Sebaedon).
Người Mông Cổ cũng đón Tết Âm lịch hay còn gọi là Tsagaan Sar hay Tết Tháng Trắng, và Tết Naadam. Ngày tết là dịp các thành viên trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau và thắt chặt tình cảm.
Để đón chào năm mớ, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, rửa bát đũa sạch sẽ, tắm rửa, mặc trang phục dân tộc. Vào ngày tết, mọi người sẽ quây quần đón Tết tại nhà của người già nhất trong vùng và cùng nhau trò chuyện, ăn uống.
Những người cao tuổi ở Mông Cổ sẽ được con cháu nói những lời chúc tốt đẹp nhất. Trong ngày này, họ sẽ không nhận lời chúc từ vợ hoặc chồng.
Mời quý độc giả xem video: Nghi án “găm" vé tàu Tết 2018 online (nguồn: VTC1)