Vladimir Migutin, nhiếp ảnh gia người Nga, đã mạo hiểm tiến vào khu vực cấm Chernobyl ở thành phố Pripyat (Ukraine). Trang bị của anh gồm một camera hồng ngoại của Kolari Vision.Qua lăng kính, quang cảnh của gần 2.600 km2 quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl hiện lên một cách kỳ lạ. Hơn 30 năm sau thảm họa phóng xạ, nơi đây vắng bóng con người. Tuy nhiên, thiên nhiên và các loài động vật vẫn tiếp tục sinh sôi.Với bộ lọc hồng ngoại 590 nm, Migutin đã ghi lại khung cảnh siêu thực tại Chernobyl. Tuy nhiên, không giống nhiều bộ ảnh khác chụp về khu vực này, cảnh vật trong bộ ảnh của anh tựa như thiên đường trên một hành tinh khác.Các bức ảnh của Migutin thể hiện thứ gì đó khá mới mẻ. Trong khung cảnh bị bỏ hoang, mọi vật như đang phát ra thứ ánh sáng mà chúng ta thường không nhìn thấy.Bộ ảnh của anh mang đến cho mọi người hy vọng về khả năng phục hồi của tự nhiên cũng như cảnh báo về hậu quả của công nghệ có thể tác động lâu dài lên hành tinh của chúng ta.Thông qua sử dụng hình ảnh hồng ngoại, nhiếp ảnh gia người Nga giúp chúng ta tham quan khu vực cấm Chernobyl.Một trang trại bị bỏ hoang trong khu vực.Bộ phận của chiếc máy từng được dùng để làm sạch mái của lò phản ứng.Vòng quay khổng lồ, cao 26 m, mang tính biểu tượng trong công viên giải trí của thành phố Pripyat. (* Tiêu đề bài viết do báo Kiến Thức đặt lại).
Vladimir Migutin, nhiếp ảnh gia người Nga, đã mạo hiểm tiến vào khu vực cấm Chernobyl ở thành phố Pripyat (Ukraine). Trang bị của anh gồm một camera hồng ngoại của Kolari Vision.
Qua lăng kính, quang cảnh của gần 2.600 km2 quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl hiện lên một cách kỳ lạ. Hơn 30 năm sau thảm họa phóng xạ, nơi đây vắng bóng con người. Tuy nhiên, thiên nhiên và các loài động vật vẫn tiếp tục sinh sôi.
Với bộ lọc hồng ngoại 590 nm, Migutin đã ghi lại khung cảnh siêu thực tại Chernobyl. Tuy nhiên, không giống nhiều bộ ảnh khác chụp về khu vực này, cảnh vật trong bộ ảnh của anh tựa như thiên đường trên một hành tinh khác.
Các bức ảnh của Migutin thể hiện thứ gì đó khá mới mẻ. Trong khung cảnh bị bỏ hoang, mọi vật như đang phát ra thứ ánh sáng mà chúng ta thường không nhìn thấy.
Bộ ảnh của anh mang đến cho mọi người hy vọng về khả năng phục hồi của tự nhiên cũng như cảnh báo về hậu quả của công nghệ có thể tác động lâu dài lên hành tinh của chúng ta.
Thông qua sử dụng hình ảnh hồng ngoại, nhiếp ảnh gia người Nga giúp chúng ta tham quan khu vực cấm Chernobyl.
Một trang trại bị bỏ hoang trong khu vực.
Bộ phận của chiếc máy từng được dùng để làm sạch mái của lò phản ứng.
Vòng quay khổng lồ, cao 26 m, mang tính biểu tượng trong công viên giải trí của thành phố Pripyat. (* Tiêu đề bài viết do báo Kiến Thức đặt lại).