Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào năm 1986 đến nay vẫn là nỗi kinh hoàng với nhân loại và gây ra hậu quả nặng nề cho thành phố Pripyat của Ukraine cũng như các khu vực xung quanh. Trong ảnh là cảnh tượng đối lập của một con đường lớn tại Pripyat trước và sau khi thảm họa diễn ra.Khu vực này từng là một nơi đông vui, bận rộn nhưng hơn 30 năm sau, nó đã trở thành một vùng đất hoang. Một trong những vấn đề lớn nhất mà chính phủ Ukraine phải đối mặt tại khu vực thảm họa này là các chất phóng xạ. 200 tấn uranium được làm giàu đã bị thoát ra ngoài nhưng chỉ 10 tấn được giải phóng vào không khí trong khi vẫn còn 190 tấn chất phóng xạ còn sót lại trên mặt đất.Trước khi thảm họa Chernobyl xảy ra, khách sạn trong một khu phố ở Pripyat này từng là một tòa nhà sang trọng với những vườn hoa bên ngoài được chăm sóc cẩn thận và những chiếc ô tô tấp nập qua lại. Tuy nhiên, thảm họa năm 1986 đã khiến nơi đây trở thành một tòa nhà hoang phế, và do ảnh hưởng của các chất phóng xạ mà phải rất lâu nữa, vùng đất này mới hy vọng lại có sự sống con người.Những con đường tấp nập người qua lại chỉ còn là dĩ vang của thành phố Pripyat sau thảm họa hạt nhân, bởi cuộc sống ở vùng đất chết này giờ đây chỉ còn những cái cây khô cháy và những tòa nhà cũ kỹ, bụi phủ rêu phong qua thời gian.Bức ảnh này được chụp trước khi thảm họa Chernobyl xảy ra và nó không chỉ cho thấy hình ảnh mọi người đang cẩn thận chăm sóc những đóa hoa mà còn cho thấy hình ảnh về một cuộc sống yên bình ở thành phố Pripyat.Sau vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, mọi nỗ lực đã được thực hiện nhằm khắc phục sự cố. Trong ảnh là một chiếc trực thăng đang làm nhiệm vụ tại khu vực lò phản ứng phát nổ. Các nhà khoa học ước tính rằng khu vực này phải mất 3.000 năm nữa thì con người mới có thể sinh sống được.Cảnh tượng hoang tàn và đầy ám ảnh như phim kinh dị tại một công viên bỏ hoang sau khi thảm họa xảy ra.Hiện vật được trưng bày trong một bảo tàng về thảm họa ở Pripyat này không phải là một sản phẩm của trí tưởng tượng. Khi thảm họa hạt nhân xảy ra, một trong số những con lợn của một người nông dân đã sinh ra con lợn con với hình thù dị dạng như thế này. Đây cũng là những điều đã xảy ra với các loài động vật bị phơi nhiễm phóng xạ ở đây.Cảnh tượng đổ nát và tan hoang tại lò phản ứng số 4 trong nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sau vụ nổ.Bức ảnh đen trắng này cho thấy toàn cảnh lò phản ứng bị nổ và những ảnh hưởng của nó tới các khu vực xung quanh. Có nhiều ước tính về con số thương vong của thảm họa. Một số người cho rằng hàng nghìn người đã chết do ảnh hưởng của phóng xạ, trong khi những người khác tính toán rằng con số này có thể là hàng trăn nghìn nếu không muốn nói là cả triệu người là nạn nhân của thảm họa hạt nhân Chernobyl.Những đóa hoa nở rực rỡ và một khung cảnh tươi sáng như thế này chỉ còn là cảnh tượng trong mơ ở Pripyat. Có lẽ hơn 30 năm trước, trước khi vụ nổ ở Chernobyl xảy ra, chưa bao giờ người ta nghĩ mình sẽ phải rời bỏ thành phố xinh đẹp này để đến một vùng đất khác sinh sống và không hẹn ngày trở về.Trung tâm thành phố Pripyat trước thảm họa hạt nhân và cảnh tượng đối lập ở đó sau khi vụ nổ diễn ra.Công tác dọn dẹp sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.Cảnh tượng đổ nát nhìn từ trên cao.Thành phố Pripyat lạnh lẽo và hoang vắng trong tuyết sau thảm họa hạt nhân Chernobyl./.
Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào năm 1986 đến nay vẫn là nỗi kinh hoàng với nhân loại và gây ra hậu quả nặng nề cho thành phố Pripyat của Ukraine cũng như các khu vực xung quanh. Trong ảnh là cảnh tượng đối lập của một con đường lớn tại Pripyat trước và sau khi thảm họa diễn ra.
Khu vực này từng là một nơi đông vui, bận rộn nhưng hơn 30 năm sau, nó đã trở thành một vùng đất hoang. Một trong những vấn đề lớn nhất mà chính phủ Ukraine phải đối mặt tại khu vực thảm họa này là các chất phóng xạ. 200 tấn uranium được làm giàu đã bị thoát ra ngoài nhưng chỉ 10 tấn được giải phóng vào không khí trong khi vẫn còn 190 tấn chất phóng xạ còn sót lại trên mặt đất.
Trước khi thảm họa Chernobyl xảy ra, khách sạn trong một khu phố ở Pripyat này từng là một tòa nhà sang trọng với những vườn hoa bên ngoài được chăm sóc cẩn thận và những chiếc ô tô tấp nập qua lại. Tuy nhiên, thảm họa năm 1986 đã khiến nơi đây trở thành một tòa nhà hoang phế, và do ảnh hưởng của các chất phóng xạ mà phải rất lâu nữa, vùng đất này mới hy vọng lại có sự sống con người.
Những con đường tấp nập người qua lại chỉ còn là dĩ vang của thành phố Pripyat sau thảm họa hạt nhân, bởi cuộc sống ở vùng đất chết này giờ đây chỉ còn những cái cây khô cháy và những tòa nhà cũ kỹ, bụi phủ rêu phong qua thời gian.
Bức ảnh này được chụp trước khi thảm họa Chernobyl xảy ra và nó không chỉ cho thấy hình ảnh mọi người đang cẩn thận chăm sóc những đóa hoa mà còn cho thấy hình ảnh về một cuộc sống yên bình ở thành phố Pripyat.
Sau vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, mọi nỗ lực đã được thực hiện nhằm khắc phục sự cố. Trong ảnh là một chiếc trực thăng đang làm nhiệm vụ tại khu vực lò phản ứng phát nổ. Các nhà khoa học ước tính rằng khu vực này phải mất 3.000 năm nữa thì con người mới có thể sinh sống được.
Cảnh tượng hoang tàn và đầy ám ảnh như phim kinh dị tại một công viên bỏ hoang sau khi thảm họa xảy ra.
Hiện vật được trưng bày trong một bảo tàng về thảm họa ở Pripyat này không phải là một sản phẩm của trí tưởng tượng. Khi thảm họa hạt nhân xảy ra, một trong số những con lợn của một người nông dân đã sinh ra con lợn con với hình thù dị dạng như thế này. Đây cũng là những điều đã xảy ra với các loài động vật bị phơi nhiễm phóng xạ ở đây.
Cảnh tượng đổ nát và tan hoang tại lò phản ứng số 4 trong nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sau vụ nổ.
Bức ảnh đen trắng này cho thấy toàn cảnh lò phản ứng bị nổ và những ảnh hưởng của nó tới các khu vực xung quanh. Có nhiều ước tính về con số thương vong của thảm họa. Một số người cho rằng hàng nghìn người đã chết do ảnh hưởng của phóng xạ, trong khi những người khác tính toán rằng con số này có thể là hàng trăn nghìn nếu không muốn nói là cả triệu người là nạn nhân của thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Những đóa hoa nở rực rỡ và một khung cảnh tươi sáng như thế này chỉ còn là cảnh tượng trong mơ ở Pripyat. Có lẽ hơn 30 năm trước, trước khi vụ nổ ở Chernobyl xảy ra, chưa bao giờ người ta nghĩ mình sẽ phải rời bỏ thành phố xinh đẹp này để đến một vùng đất khác sinh sống và không hẹn ngày trở về.
Trung tâm thành phố Pripyat trước thảm họa hạt nhân và cảnh tượng đối lập ở đó sau khi vụ nổ diễn ra.
Công tác dọn dẹp sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Cảnh tượng đổ nát nhìn từ trên cao.
Thành phố Pripyat lạnh lẽo và hoang vắng trong tuyết sau thảm họa hạt nhân Chernobyl./.