Nạn nhân đầu tiên thiệt mạng trong thảm họa hạt nhân Chernobyl là Valery Khodemchuk. Người này là công nhân nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở thành phố Pripyat, Ukraine thiệt mạng khi đang làm việc.Theo tổ chức Y tế thế giới, khoảng 30.000 người thương vong trong thảm họa nguyên tử Chernobyl.Bụi phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đã lan rộng khắp khu vực Bắc Âu và Tây Âu, thậm chí còn vươn tới miền Đông nước Mỹ.Lượng phóng xạ trong vụ nổ lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện nguyên tử Chernobyl phát tán ra môi trường lớn gấp 400 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945.Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá thảm họa hạt nhân Chernobyl ở cấp độ 7 theo thang INES. Đây là 1 trong 2 vụ tai nạn năng lượng hạt nhân duy nhất được xếp ở cấp độ 7 (thảm họa còn lại là sự cố hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản năm 2011).Thị trấn có dân cư sinh sống gần nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nhất là Pripyat. Sau khi thảm họa kinh hoàng trên xảy ra, khoảng 50.000 người dân được lệnh sơ tán và vội vã rời khỏi nhà để đến nơi mới. Kể từ đây, thị trấn này bị bỏ hoang, không còn một bóng người.Theo các chuyên gia, phải mất khoảng 3.000 năm thì Pripyat mới có thể là nơi an toàn cho con người sinh sống.Những người lính cứu hỏa làm nhiệm vụ khống chế vụ nổ xảy ra ở nhà máy điện Chernobyl không được thông báo về những nguy hiểm mà họ sẽ phải đối mặt. Tất cả họ chết vài ngày sau khi xảy ra thảm kịch tồi tệ trên.Sau thảm họa Chernobyl, một khu rừng gần đó trở thành "rừng đỏ" bởi toàn bộ cây cối chuyển sang màu đỏ và chết.Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra, những con chim sống quanh khu vực nhà máy Chernobyl có bộ não nhỏ hơn so với bình thường.
Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)
Nạn nhân đầu tiên thiệt mạng trong thảm họa hạt nhân Chernobyl là Valery Khodemchuk. Người này là công nhân nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở thành phố Pripyat, Ukraine thiệt mạng khi đang làm việc.
Theo tổ chức Y tế thế giới, khoảng 30.000 người thương vong trong thảm họa nguyên tử Chernobyl.
Bụi phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đã lan rộng khắp khu vực Bắc Âu và Tây Âu, thậm chí còn vươn tới miền Đông nước Mỹ.
Lượng phóng xạ trong vụ nổ lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện nguyên tử Chernobyl phát tán ra môi trường lớn gấp 400 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945.
Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá thảm họa hạt nhân Chernobyl ở cấp độ 7 theo thang INES. Đây là 1 trong 2 vụ tai nạn năng lượng hạt nhân duy nhất được xếp ở cấp độ 7 (thảm họa còn lại là sự cố hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản năm 2011).
Thị trấn có dân cư sinh sống gần nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nhất là Pripyat. Sau khi thảm họa kinh hoàng trên xảy ra, khoảng 50.000 người dân được lệnh sơ tán và vội vã rời khỏi nhà để đến nơi mới. Kể từ đây, thị trấn này bị bỏ hoang, không còn một bóng người.
Theo các chuyên gia, phải mất khoảng 3.000 năm thì Pripyat mới có thể là nơi an toàn cho con người sinh sống.
Những người lính cứu hỏa làm nhiệm vụ khống chế vụ nổ xảy ra ở nhà máy điện Chernobyl không được thông báo về những nguy hiểm mà họ sẽ phải đối mặt. Tất cả họ chết vài ngày sau khi xảy ra thảm kịch tồi tệ trên.
Sau thảm họa Chernobyl, một khu rừng gần đó trở thành "rừng đỏ" bởi toàn bộ cây cối chuyển sang màu đỏ và chết.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra, những con chim sống quanh khu vực nhà máy Chernobyl có bộ não nhỏ hơn so với bình thường.
Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)