Trong những năm qua, giới chuyên gia ở nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm truy tìm sinh vật ngoài hành tinh.Mới đây, tại cuộc họp thường niên của Liên minh Địa vật lý Mỹ (AGU), nhóm nghiên cứu do phó giáo sư Joseph Michalski (Khoa Khoa học trái đất, Đại học Hong Kong) dẫn đầu đã tiết lộ thông tin gây chú ý về vấn đề này.Theo phó giáo sư Michalski, có khả năng tồn tại sinh vật ngoài hành tinh bên dưới lòng đất tại sao Hỏa. Nó giống như cách mà các thế giới dưới lòng đất ở Trái đất tồn tại.Phó giáo sư Michalski cho biết thêm rằng, vài tỉ năm trước, khi Hệ Mặt trời còn non trẻ, sao Hỏa đã từng khá giống với Trái đất nhưng sau đó nó bị mất dần từ trường.Do vậy, sao Hỏa bị bắn phá bởi bức xạ cực mạnh từ các yếu tố khác trong không gian khiến việc sinh tồn trên mặt đất ở hành tinh này vô cùng khó khăn.Các nhà khoa học cũng chứng minh được sự sống trên sao Hỏa và Trái đất hình thành gần như đồng thời, khoảng 3,8 - 3,9 tỉ năm trước, trong một số môi trường trên cả hai hành tinh, bao gồm môi trường thủy nhiệt dưới lòng đất khá giống những gì chúng ta trông thấy trên trái đất ngày nay. Thời điểm này diễn ra trước khi Sao Hỏa mất từ trường. Do vậy, lòng đất vẫn có thể bảo tồn sự sống mà con người đang tìm kiếm.Ước tính của nhóm nghiên cứu do phó giáo sư Michalski dẫn đầu chỉ ra cộng đồng ngầm trên sao Hỏa có thể đã tiến hóa rất phong phú và đa dạng.Trên Trái đất, ước tính số vi khuẩn trong sinh quyển sâu chiếm gần 1/2 tổng số sinh vật trên hành tinh. Các nhà khoa học thậm chí còn tin rằng, lòng đất của sao Hỏa còn dễ sống hơn Trái đất.Nguyên do là vì đá dưới bề mặt sao Hỏa xốp hơn, có thể tạo thành các túi để trao đổi chất và dưỡng khí. Lõi nóng chảy của Sao Hỏa có nhiệt độ thấp hơn nên các vi khuẩn sẽ có môi trường dễ chịu hơn khi sống trong đá sâu.Chính vì vậy, tầng sâu dưới lòng đất sao Hỏa là địa điểm đặc biệt có khả năng là nơi sinh sống của các sinh vật ngoài hành tinh.
Mời độc giả xem video: Thụy Sỹ mở lớp dạy ngôn ngữ của người ngoài hành tinh (nguồn: VTC14).
Trong những năm qua, giới chuyên gia ở nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm truy tìm sinh vật ngoài hành tinh.
Mới đây, tại cuộc họp thường niên của Liên minh Địa vật lý Mỹ (AGU), nhóm nghiên cứu do phó giáo sư Joseph Michalski (Khoa Khoa học trái đất, Đại học Hong Kong) dẫn đầu đã tiết lộ thông tin gây chú ý về vấn đề này.
Theo phó giáo sư Michalski, có khả năng tồn tại sinh vật ngoài hành tinh bên dưới lòng đất tại sao Hỏa. Nó giống như cách mà các thế giới dưới lòng đất ở Trái đất tồn tại.
Phó giáo sư Michalski cho biết thêm rằng, vài tỉ năm trước, khi Hệ Mặt trời còn non trẻ, sao Hỏa đã từng khá giống với Trái đất nhưng sau đó nó bị mất dần từ trường.
Do vậy, sao Hỏa bị bắn phá bởi bức xạ cực mạnh từ các yếu tố khác trong không gian khiến việc sinh tồn trên mặt đất ở hành tinh này vô cùng khó khăn.
Các nhà khoa học cũng chứng minh được sự sống trên sao Hỏa và Trái đất hình thành gần như đồng thời, khoảng 3,8 - 3,9 tỉ năm trước, trong một số môi trường trên cả hai hành tinh, bao gồm môi trường thủy nhiệt dưới lòng đất khá giống những gì chúng ta trông thấy trên trái đất ngày nay. Thời điểm này diễn ra trước khi Sao Hỏa mất từ trường. Do vậy, lòng đất vẫn có thể bảo tồn sự sống mà con người đang tìm kiếm.
Ước tính của nhóm nghiên cứu do phó giáo sư Michalski dẫn đầu chỉ ra cộng đồng ngầm trên sao Hỏa có thể đã tiến hóa rất phong phú và đa dạng.
Trên Trái đất, ước tính số vi khuẩn trong sinh quyển sâu chiếm gần 1/2 tổng số sinh vật trên hành tinh. Các nhà khoa học thậm chí còn tin rằng, lòng đất của sao Hỏa còn dễ sống hơn Trái đất.
Nguyên do là vì đá dưới bề mặt sao Hỏa xốp hơn, có thể tạo thành các túi để trao đổi chất và dưỡng khí. Lõi nóng chảy của Sao Hỏa có nhiệt độ thấp hơn nên các vi khuẩn sẽ có môi trường dễ chịu hơn khi sống trong đá sâu.
Chính vì vậy, tầng sâu dưới lòng đất sao Hỏa là địa điểm đặc biệt có khả năng là nơi sinh sống của các sinh vật ngoài hành tinh.
Mời độc giả xem video: Thụy Sỹ mở lớp dạy ngôn ngữ của người ngoài hành tinh (nguồn: VTC14).