Ngày 2/10 vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan này đã xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia năm 2024 với 4 bộ hiện vật do Trung tâm quản lý. Phù điêu bằng đá thời vua Minh Mạng là 1 trong 4 bộ hiện vật này.Hiện vật gồm tấm đá cẩm thạch tròn, đường kính 53 cm, ngoài niềng khung gỗ, dưới có giá gỗ mun chạm trổ công phu, trông như tấm gương lớn thường được đặt để chắn tà khí trong chốn hoàng cung, phủ đệ phương Đông.Đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, bức phù điêu được coi là một tuyệt phẩm về nghệ thuật chạm trổ đá quý, thu hút mọi ánh nhìn với những mảng chạm lồi lõm, chi li, tỷ mẩn, cách bố cục không gian đầy sáng tạo.Bằng tài năng đỉnh cao của mình, nghệ nhân xưa đã tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp với các công trình đình tạ, lầu các, cầu cống và các con thuyền, hòa quyện với các yếu tố thiên nhiên như núi non, cổ thụ, mây trời, mặt nước, chim muông…Khung cảnh tựa như ở chốn bồng lai tiên cảnh, hoặc như trong vườn thượng uyển của bậc đế vương, nơi người bình thường chỉ có thể mơ ước và tưởng tượng chứ không bao giờ có cơ hội đặt chân vào.Phần đế bằng gỗ của bức phù điêu cũng được tạo tác hết sức tinh xảo, thể hiện hình tượng rồng vờn mây, giỡn sóng.Đặc biệt, cổ vật này mang dấu ấn của vua Minh Mạng, thể hiện qua bài thơ "Ngự chế" và bài "Minh" do chính vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn chấp bút.Theo TS Phan Thanh Hải (Giám đốc Sở VH & TT tỉnh Thừa Thiên Huế), vật liệu dùng để chế tác bức phù điêu là loại đá đỏ đặc biệt quý hiếm của vùng Điền Trì, Vân Nam, Trung Quốc. Con đường đến kinh thành nhà Nguyễn của tảng đá đỏ này chưa thật rõ ràng.Có suy đoán rằng, tảng đá là tặng phẩm của triều đình Trung Hoa cho hoàng đế triều Nguyễn hoặc là quà tặng của giới thương nhân hay sứ đoàn ngoại giao khi họ đến Huế đầu thế kỷ 19.Theo Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, phù điêu bằng đá thời vua Minh Mạng là một kiệt tác tiêu biểu, độc đáo, không chỉ thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá mà còn thể hiện trình độ, kỹ thuật điêu khắc gỗ của các nghệ nhân triều Nguyễn.Theo ghi nhận, chưa có cá nhân, tổ chức, đơn vị nào công bố thông tin về một hiện vật có đặc điểm mô tả, các thông số, hiện trạng như hiện vật này mà Bảo tàng đang lưu giữ. Đây chính là yếu tố "độc bản" của một cổ vật xứng tầm Bảo vật quốc gia.Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.
Ngày 2/10 vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan này đã xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia năm 2024 với 4 bộ hiện vật do Trung tâm quản lý. Phù điêu bằng đá thời vua Minh Mạng là 1 trong 4 bộ hiện vật này.
Hiện vật gồm tấm đá cẩm thạch tròn, đường kính 53 cm, ngoài niềng khung gỗ, dưới có giá gỗ mun chạm trổ công phu, trông như tấm gương lớn thường được đặt để chắn tà khí trong chốn hoàng cung, phủ đệ phương Đông.
Đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, bức phù điêu được coi là một tuyệt phẩm về nghệ thuật chạm trổ đá quý, thu hút mọi ánh nhìn với những mảng chạm lồi lõm, chi li, tỷ mẩn, cách bố cục không gian đầy sáng tạo.
Bằng tài năng đỉnh cao của mình, nghệ nhân xưa đã tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp với các công trình đình tạ, lầu các, cầu cống và các con thuyền, hòa quyện với các yếu tố thiên nhiên như núi non, cổ thụ, mây trời, mặt nước, chim muông…
Khung cảnh tựa như ở chốn bồng lai tiên cảnh, hoặc như trong vườn thượng uyển của bậc đế vương, nơi người bình thường chỉ có thể mơ ước và tưởng tượng chứ không bao giờ có cơ hội đặt chân vào.
Phần đế bằng gỗ của bức phù điêu cũng được tạo tác hết sức tinh xảo, thể hiện hình tượng rồng vờn mây, giỡn sóng.
Đặc biệt, cổ vật này mang dấu ấn của vua Minh Mạng, thể hiện qua bài thơ "Ngự chế" và bài "Minh" do chính vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn chấp bút.
Theo TS Phan Thanh Hải (Giám đốc Sở VH & TT tỉnh Thừa Thiên Huế), vật liệu dùng để chế tác bức phù điêu là loại đá đỏ đặc biệt quý hiếm của vùng Điền Trì, Vân Nam, Trung Quốc. Con đường đến kinh thành nhà Nguyễn của tảng đá đỏ này chưa thật rõ ràng.
Có suy đoán rằng, tảng đá là tặng phẩm của triều đình Trung Hoa cho hoàng đế triều Nguyễn hoặc là quà tặng của giới thương nhân hay sứ đoàn ngoại giao khi họ đến Huế đầu thế kỷ 19.
Theo Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, phù điêu bằng đá thời vua Minh Mạng là một kiệt tác tiêu biểu, độc đáo, không chỉ thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá mà còn thể hiện trình độ, kỹ thuật điêu khắc gỗ của các nghệ nhân triều Nguyễn.
Theo ghi nhận, chưa có cá nhân, tổ chức, đơn vị nào công bố thông tin về một hiện vật có đặc điểm mô tả, các thông số, hiện trạng như hiện vật này mà Bảo tàng đang lưu giữ. Đây chính là yếu tố "độc bản" của một cổ vật xứng tầm Bảo vật quốc gia.
Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.