1. Được phát hiện vào năm 1978 tại di tích Phật viện Đồng Dương, Bảo vật quốc gia Tượng nữ thần Tara (hiện được lưu giữ tại BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng) được coi là bức tượng khỏa thân đẹp nhất của người Chăm từng được phát hiện.Trong quan niệm Phật giáo của người Chăm xưa, Tara là một vị Bồ tát. Tượng vị nữ thần này được đúc bằng đồng, cao 129,3cm, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ngực trần, thân dưới được che bằng váy kiểu sa rông.Phần dưới bức tượng được che vấn rất kín đáo bằng hai lớp váy bằng đồng quấn kiểu sa rông ôm sát hông đùi đến tận mắt cá. Đôi bàn chân của bức tượng được thể hiện khá chân thực với các ngón chân thon dài và phần móng được cắt gọt gọn gàng…Các nhà nghiên cứu nhận định, tượng nữ thần Tara toát lên một phong cách mỹ thuật rất phóng khoáng. Phía sau khuôn ngực tròn căng đầy sức sống phồn thực của bức tượng ẩn chứa mong muốn về một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc của người Chăm xưa.2. Có niên đại vào khoảng thế kỷ 8–9, Bảo vật quốc gia Tượng Phật Đồng Dương (hiện được lưu giữ tại BT Lịch sử TP HCM) là bức tượng Phật bằng đồng cổ nhất Đông Nam Á. Hiện vật được nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier phát hiện ra tại di chỉ Đồng Dương vào năm 1911.Bức tượng được đúc bằng chất liệu đồng thau, nặng 120 kg với chiều cao 120 cm, chỗ rộng nhất 38 cm và chỗ dày nhất là 38 cm, tạo hình Đức Phật trong tư thế đứng như đang thuyết pháp (chuyển pháp luân).Tạo hình của tượng cân đối, hài hòa, kỹ thuật tạo y phục tinh tế, mềm mại, với một tấm áo tu hành Uttarasanga dài để hở một vai, lại khoác thêm bên ngoài một tấm khoác Samghati.Theo các nhà nghiên cứu, tượng Phật Đồng Dương mang dấu ấn phong cách nghệ thuật Amaravati (tên một trung tâm nghệ thuật Phật giáo miền Nam Ấn Độ), mang đậm tính bản địa người Dravidian, được đánh giá là khuôn mẫu cho điêu khắc ở Sri Lanka và vùng Đông Nam Á.3. Được phát hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Phật viện Đồng Dương, Bảo vật quốc gia Đài thờ Đồng Dương số hiệu 22.24 (hiện được lưu giữ tại BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng) là một trong những đài thờ được chế tác tinh xảo nhất của vương quốc Champa từng được tìm thấy.Đài thờ có niên đại từ thế kỷ 9-10, được chế tác từ đá sa thạch, gồm 24 khối đá ghép khít lại với nhau. Kích thước tổng thể của hiện vật: Cao 197 cm, dài 396 cm, rộng 354 cm.Mặt ngoài bờ thành của các bậc cấp và xung quanh đài thờ chạm khắc kín các đề tài văn hóa Phật giáo, mô tả ba đoạn đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ lúc đản sinh đến lúc đi tu đạo và thành Phật. Ngoài ra còn có các các cảnh sinh hoạt cung đình.Giới nghiên cứu đánh giá, đài thờ Đồng Dương 22.24 là đài thờ đầy đủ, hoàn chỉnh, độc đáo nhất, nguyên gốc độc bản với các nội dung được thể hiện qua hình thức riêng biệt, không tương đồng với bất cứ Đài thờ nào khác của nền văn hóa Champa ở Việt Nam.
1. Được phát hiện vào năm 1978 tại di tích Phật viện Đồng Dương, Bảo vật quốc gia Tượng nữ thần Tara (hiện được lưu giữ tại BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng) được coi là bức tượng khỏa thân đẹp nhất của người Chăm từng được phát hiện.
Trong quan niệm Phật giáo của người Chăm xưa, Tara là một vị Bồ tát. Tượng vị nữ thần này được đúc bằng đồng, cao 129,3cm, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ngực trần, thân dưới được che bằng váy kiểu sa rông.
Phần dưới bức tượng được che vấn rất kín đáo bằng hai lớp váy bằng đồng quấn kiểu sa rông ôm sát hông đùi đến tận mắt cá. Đôi bàn chân của bức tượng được thể hiện khá chân thực với các ngón chân thon dài và phần móng được cắt gọt gọn gàng…
Các nhà nghiên cứu nhận định, tượng nữ thần Tara toát lên một phong cách mỹ thuật rất phóng khoáng. Phía sau khuôn ngực tròn căng đầy sức sống phồn thực của bức tượng ẩn chứa mong muốn về một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc của người Chăm xưa.
2. Có niên đại vào khoảng thế kỷ 8–9, Bảo vật quốc gia Tượng Phật Đồng Dương (hiện được lưu giữ tại BT Lịch sử TP HCM) là bức tượng Phật bằng đồng cổ nhất Đông Nam Á. Hiện vật được nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier phát hiện ra tại di chỉ Đồng Dương vào năm 1911.
Bức tượng được đúc bằng chất liệu đồng thau, nặng 120 kg với chiều cao 120 cm, chỗ rộng nhất 38 cm và chỗ dày nhất là 38 cm, tạo hình Đức Phật trong tư thế đứng như đang thuyết pháp (chuyển pháp luân).
Tạo hình của tượng cân đối, hài hòa, kỹ thuật tạo y phục tinh tế, mềm mại, với một tấm áo tu hành Uttarasanga dài để hở một vai, lại khoác thêm bên ngoài một tấm khoác Samghati.
Theo các nhà nghiên cứu, tượng Phật Đồng Dương mang dấu ấn phong cách nghệ thuật Amaravati (tên một trung tâm nghệ thuật Phật giáo miền Nam Ấn Độ), mang đậm tính bản địa người Dravidian, được đánh giá là khuôn mẫu cho điêu khắc ở Sri Lanka và vùng Đông Nam Á.
3. Được phát hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Phật viện Đồng Dương, Bảo vật quốc gia Đài thờ Đồng Dương số hiệu 22.24 (hiện được lưu giữ tại BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng) là một trong những đài thờ được chế tác tinh xảo nhất của vương quốc Champa từng được tìm thấy.
Đài thờ có niên đại từ thế kỷ 9-10, được chế tác từ đá sa thạch, gồm 24 khối đá ghép khít lại với nhau. Kích thước tổng thể của hiện vật: Cao 197 cm, dài 396 cm, rộng 354 cm.
Mặt ngoài bờ thành của các bậc cấp và xung quanh đài thờ chạm khắc kín các đề tài văn hóa Phật giáo, mô tả ba đoạn đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ lúc đản sinh đến lúc đi tu đạo và thành Phật. Ngoài ra còn có các các cảnh sinh hoạt cung đình.
Giới nghiên cứu đánh giá, đài thờ Đồng Dương 22.24 là đài thờ đầy đủ, hoàn chỉnh, độc đáo nhất, nguyên gốc độc bản với các nội dung được thể hiện qua hình thức riêng biệt, không tương đồng với bất cứ Đài thờ nào khác của nền văn hóa Champa ở Việt Nam.