Càn Long là một vị hoàng đế gây nhiều tranh cãi, từ khi kế thừa gia tài sung túc từ cha, trong khoảng thời gian trị vì của mình ông đã làm không ít việc, mở mang bờ cõi triều Thanh, nhiều lần hạ chỉ miễn giảm thuế cho người dân. Nếu nhìn từ phương diện này thì Càn Long cũng xứng đáng được lịch sử Trung Quốc khen ngợi. Nhưng có lẽ do quá tự mãn về “thập toàn võ công” của mình khiến Càn Long ngày càng mất đi chính mình, đặc biệt là thiếu mất tầm nhìn phát triển, khoảng cách giữa triều Thanh với phương Tây càng ngày càng lớn, thậm chí có người cho rằng, sự suy thoái của triều Thanh bắt đầu từ Càn Long.
(Ảnh minh họa)
Cho dù người đời sau có đánh giá như thế nào về Càn Long thì có một điều dám khẳng định rằng, ông được mệnh danh là vị hoàng đế hạnh phúc nhất lịch sử cổ đại Trung Quốc. Tại sao lại nói như vậy? Đầu tiên, ông thuận lợi kế thừa ngôi vị từ Ung Chính, không phải trải qua đấu đá tranh giành như thời cha của ông. Thứ hai, sau cố gắng nhiều năm của Ung Chính, quốc lực triều Thanh đã ngày một mạnh lên, quốc khố giàu mạnh. Cuối cùng, sức khỏe của Càn Long cũng rất tốt, sống thọ tới 89 tuổi, lập kỷ lục tuổi thọ của các đế vương trong lịch sử Trung Quốc.
(Ảnh minh họa)
Càn Long là người rất trọng tình cảm nhưng lại rất đa tình, vì ông cũng có điều kiện để đa tình. 3 lần đổi hoàng hậu, số phi tần có danh có hiệu cũng khá nhiều. Nhưng trong số những giai lệ trong hậu cung đa phần đều không sống quá 50 tuổi. Thế nhưng, có một phi tử 15 tuổi vào cung, ở bên Càn Long hơn 60 năm, hạ sinh cho Càn Long một vị hoàng tử nổi tiếng.
Người này chính là Du Quý Phi. Khác với đa số các phi tần còn lại, Du Quý Phi không hề xuất thân từ tộc Mãn mà là người Mông Cổ. Về thời gian vào cung của Du Quý Phi cụ thể trong sử Thanh không có ghi chép rõ ràng, nhưng dựa vào nhiều sự việc có thể suy đoán, vào khoảng 15 tuổi bà đã được gả cho Bảo Thân Vương Hoằng Lịch (tức Càn Long sau này).
(Ảnh minh họa)
Sau khi Càn Long kế vị, bắt đầu sắc phong cho các giai lệ trong hậu cung, Du Quý Phi khi ấy được phong làm “Hải Thường Tại”, là cấp bậc rất thấp, đừng nói là "Phi", ngay cả “Tần” cũng không bằng, chỉ cao hơn “Đáp Ứng” một chút. Có thể thấy, khi ấy bà chẳng có chút địa vị gì trong lòng Càn Long. Cho tới 6 năm sau, nhờ một việc đã xảy ra mà bà được phong làm “Tần”. Rốt cuộc là việc gì?
Năm Càn Long thứ 6, trong ngoài hoàng cung bắn pháo hoa chỉ để chúc mừng Ngũ A Ca Ái Tân Giác La Vĩnh Kỳ ra đời. Càn Long vui mừng vì có được con trai, lập tức phong Hải Thường Tại làm Du Tần. 4 năm sau tiếp tục phong bà làm Du Phi, chỉ đứng sau Hoàng Hậu, Hoàng Quý Phi và Quý Phi. Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ thông minh hơn người, năng lực mọi mặt đều rất nổi bật, kế thừa tài ăn nói của Càn Long, võ công cũng xuất sắc hơn trong số các huynh đệ.
(Ảnh minh họa)
Nhờ có con trai ngày càng được hoàng đế yêu quý, coi trọng, Du Phi cũng ngày càng được sủng ái, số lần được lật thẻ bài nhiều hơn trước vài lần. Có một lần, Càn Long đưa các hoàng tử đi dạo ở Viên Minh Viên, đột nhiên xảy ra hỏa hoạn, Vĩnh Kỳ khi ấy 22 tuổi đã cõng cha thoát khỏi biển lửa, những hoàng tử khác thì chỉ lo tự mình thoát thân.
Câu chuyện cứu cha trong biển lửa khiến Càn Long càng kiên định tin tưởng rằng Vĩnh Kỳ là người thích hợp để thừa kế ngai vàng, định lập chàng làm trữ quân. Nhưng ông trời lại phụ lòng Càn Long, đầu năm sau, Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ đã lâm bệnh qua đời khi tuổi còn trẻ. Mẫu thân Du Phi đau lòng vô cùng, phụ thân Càn Long cũng khóc không thành tiếng. Cho dù Càn Long có rất nhiều con trai nhưng người có cả đức lẫn tài thì chỉ có một mình Vĩnh Kỳ. Sau khi con trai duy nhất là Vĩnh Kỳ qua đời, Du Phi ngày ngày rửa mặt bằng nước mắt qua đời năm 79 tuổi. Sau khi qua đời được truy phong làm Quý Phi.