Lưu Dung (1719 - 1805), tự là Sùng Như,hiệu là Thạch quê ở thôn Bàng Qua Trang, trấn Chú Câu (nay là thị xã Cao Mật), Như Thành, Sơn Đông, Trung Quốc.Là con trai của Đại học sĩ Lưu Thống Huân. Lưu Dung đỗ Tiến sĩ năm 32 tuổi. Sau đó, ông được triều đình bổ nhiệm làm quan địa phương ở nhiều nơi. Chức vụ cao nhất mà ông từng đảm nhiệm là Đại học sĩ Thể Nhân các và Thái tử Thái bảo.Sinh thời, Lưu Dung là vị quan thanh liêm, chính trực và đa tài. Dù hết lòng vì giang sơn, triều đình nhà Thanh nhưng do đôi lúc nói quá thẳng thắn khiến Vua Càn Long nổi giận. Chính vì vậy, Lưu Dung nhiều lần bị trách phạt và giáng chức.Tuy nhiên, Lưu Dung vẫn được hoàng đế Càn Long trọng dụng và giao cho một số trọng trách quan trọng. Dù là mệnh quan triều đình nhưng Lưu Dung không tham ô, nhận hối lộ như Hòa Thân. Vì vậy, ông sở hữu gia sản khiêm tốn.Suốt cả cuộc đời, Lưu Dung sống thanh bạch, giản dị. Điều này phần nào thể hiện rõ nét qua việc ông chuẩn bị lễ vật mừng thọ năm 60 tuổi của Vua Càn Long.Trong khi Hòa Thân và nhiều quan lại dâng tặng các lễ vật trân quý là các kỳ trân dị bảo, tranh vẽ, đồ cổ..., Lưu Dung chọn một món quà vô cùng đặc biệt để mừng thọ hoàng đế Càn Long.Theo sử sách, Lưu Dung sai người hầu mua rất nhiều gừng rồi xếp thành hình một ngọn núi đặt trong một chiếc hòm. Vào ngày mừng thọ nhà vua, ông cho người khiêng hòm gừng vào cung.Khi Lưu Dung mở chiếc hòm ra, nhiều quan lại có mặt tại đó xì xào bàn tán về món quà dân dã của ông. Trong hoàn cảnh đó, Lưu Dung điềm tĩnh và giải thích với Càn Long về ý nghĩa món quà của mình.Lưu Dung nói rằng món quà mừng thọ của ông dâng lên rất phù hợp với hoàng đế Càn Long. Một mặt, gừng có thể dùng làm thuốc, trị chứng ho rất tốt. Quan trọng hơn là thùng gừng được xếp thành hình ngọn núi trong tiếng Trung đồng âm với câu thống nhất giang sơn.Chính vì vậy, Vua Càn Long vô cùng vui vẻ và hài lòng vì nhận được một món quà đầy ý nghĩa từ Lưu Dung dù giá trị của nó không lớn. Thậm chí, món quà của Lưu Dung được đánh giá còn quý hơn nhiều kỳ trân dị bảo.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.
Lưu Dung (1719 - 1805), tự là Sùng Như,hiệu là Thạch quê ở thôn Bàng Qua Trang, trấn Chú Câu (nay là thị xã Cao Mật), Như Thành, Sơn Đông, Trung Quốc.
Là con trai của Đại học sĩ Lưu Thống Huân. Lưu Dung đỗ Tiến sĩ năm 32 tuổi. Sau đó, ông được triều đình bổ nhiệm làm quan địa phương ở nhiều nơi. Chức vụ cao nhất mà ông từng đảm nhiệm là Đại học sĩ Thể Nhân các và Thái tử Thái bảo.
Sinh thời, Lưu Dung là vị quan thanh liêm, chính trực và đa tài. Dù hết lòng vì giang sơn, triều đình nhà Thanh nhưng do đôi lúc nói quá thẳng thắn khiến Vua Càn Long nổi giận. Chính vì vậy, Lưu Dung nhiều lần bị trách phạt và giáng chức.
Tuy nhiên, Lưu Dung vẫn được hoàng đế Càn Long trọng dụng và giao cho một số trọng trách quan trọng. Dù là mệnh quan triều đình nhưng Lưu Dung không tham ô, nhận hối lộ như Hòa Thân. Vì vậy, ông sở hữu gia sản khiêm tốn.
Suốt cả cuộc đời, Lưu Dung sống thanh bạch, giản dị. Điều này phần nào thể hiện rõ nét qua việc ông chuẩn bị lễ vật mừng thọ năm 60 tuổi của Vua Càn Long.
Trong khi Hòa Thân và nhiều quan lại dâng tặng các lễ vật trân quý là các kỳ trân dị bảo, tranh vẽ, đồ cổ..., Lưu Dung chọn một món quà vô cùng đặc biệt để mừng thọ hoàng đế Càn Long.
Theo sử sách, Lưu Dung sai người hầu mua rất nhiều gừng rồi xếp thành hình một ngọn núi đặt trong một chiếc hòm. Vào ngày mừng thọ nhà vua, ông cho người khiêng hòm gừng vào cung.
Khi Lưu Dung mở chiếc hòm ra, nhiều quan lại có mặt tại đó xì xào bàn tán về món quà dân dã của ông. Trong hoàn cảnh đó, Lưu Dung điềm tĩnh và giải thích với Càn Long về ý nghĩa món quà của mình.
Lưu Dung nói rằng món quà mừng thọ của ông dâng lên rất phù hợp với hoàng đế Càn Long. Một mặt, gừng có thể dùng làm thuốc, trị chứng ho rất tốt. Quan trọng hơn là thùng gừng được xếp thành hình ngọn núi trong tiếng Trung đồng âm với câu thống nhất giang sơn.
Chính vì vậy, Vua Càn Long vô cùng vui vẻ và hài lòng vì nhận được một món quà đầy ý nghĩa từ Lưu Dung dù giá trị của nó không lớn. Thậm chí, món quà của Lưu Dung được đánh giá còn quý hơn nhiều kỳ trân dị bảo.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.