Có thể nói, Tử Cấm Thành (Cố cung) là một trong những tòa nhà cổ điển đặc biệt nhất của Trung Quốc. Dù là người Trung Quốc hay người nước ngoài, khi đến Bắc Kinh, họ cũng sẽ chọn nơi đây là điểm tham quan đầu tiên để tìm hiểu về hoàng thành đại diện cho hai triều đại lịch sử Minh Thanh này.
Nghệ thuật kiến trúc tráng lệ và tinh tế của Tử Cấm Thành luôn khiến những người tham quan phải kinh ngạc. Tuy nhiên, không ít người đã từng đến Tử Cấm Thành đều không để đến trên tấm biển ở cửa Long Tôn môn có một mũi tên kỳ lại.
Làm thế nào một mũi tên như vậy lại có thể xuất hiện trong các dinh thự hoàng gia mà không một vị tướng sĩ hay hoàng đế cổ đại nào phát hiện? Câu trả lời là mũi tên này đã tồn tại trên tấm biển được khoảng 200 năm. Nó xuất hiện từ thời vua Gia Khánh của nhà Thanh. Ông đã cho phép sự tồn tại của mũi tên trên tấm biển như một lời nhắc nhở về việc giữ gìn giang sơn.
Nhà Thanh là một triều đại được thành lập bởi các dân tộc thiểu số. Đây là một triều đại hiếm hoi trong lịch sử Trung Quốc và thống nhất được Trung nguyên với các dân tộc thiểu số. Trong thời đại nông nghiệp, có tài nguyên thiên nhiên có nghĩa là tận hưởng một nền văn minh tiên tiến hơn. Các dân tộc du mục vẫn đang sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên mà họ có, cuộc sống trù phú, nên văn minh đương nhiên không thua kém gì ở Trung nguyên.
Trong xã hội phong kiến của Trung Quốc, văn hóa Nho giáo vẫn tiếp tục đóng vai trò nền tảng với lịch sử hàng ngàn năm. Tuy nhiên, sau khi người Mãn xuất hiện, họ hy vọng sẽ đồng hóa văn hóa người Hán. Họ có ý định để ngôn ngữ của người Mãn trơ trở thành ngôn ngữ chính thức ở trung nguyên, và đem văn hóa Mãn tộc phổ biến rộng rãi.
Mặc dù nhà Thanh đã đánh bại nhà Minh bằng vũ lực, nhưng nền văn hóa đã ăn sâu vào trái tim của người dân trong hàng ngàn năm, khiến cho việc những người cai trị của nhà Thanh muốn nhổ cả gốc rễ triều đại trước trở nên khó khăn. Vũ lực quân sự có thể được chấp nhận, nhưng nếu muốn người Hán tôn sùng văn hóa Mãn, vứt bỏ đi truyền thống văn hóa nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đã kế thừa hàng ngàn năm, điều này hẳn phải tạo ra một làn sóng phản đối không nhỏ.
Mặc dù từ thời đại của Khang Hy, những người cai trị nhà Thanh bắt đầu học thư pháp và giáo lý Nho giáo, nhưng tư tưởng chống đối dân tộc thiểu số thống trị trung nguyên vẫn ăn sâu vào tâm trí của một số người. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người cai trị Thanh triều luôn cảm thấy bất an.
Vào thời điểm đó, có nhiều tổ chức vũ trang chống lại sự cai trị của nhà Thanh, và đôi khi các cuộc nổi dậy được tổ chức khiến chính quyền đại Thanh đau đầu. Mặc dù đã bị trấn áp nhiều lần, nhưng những người có tư tưởng chống đối thâm căn đế cố này giống như ngọn cỏ dại, gió thổi lại mọc lên.
Các tổ chức dân gian này cũng được kết hợp với tôn giáo, vốn luôn chiếm ưu thế trong mọi hoàn cảnh. Trong thời vua Gia Khánh, có một tổ chức phản Thanh mang tên Bạch Liên (hoa sen trắng) đã phát triển vô cùng mạnh mẽ. Họ lợi dụng tư tưởng tôn giáo, khéo léo kiểm soát một số người muốn phản Thanh phục Minh. Và mũi tên trên tấm biển trước cửa Long Tông môn ở Cố Cung chính là có liên quan mật thiết tới tổ chức Bạch Liên này.
Thời nhà Thanh, bất kể triều đại nào, họ đều không quên truyền thống của tổ tiên. Các hoàng tử phải học cưỡi ngựa và bắn tên từ khi còn nhỏ, thậm chí còn phải vượt qua các kỳ thi. Sau khi trở thành hoàng đế, các hoạt động săn bắn sẽ được tổ chức hàng năm.
Trước mỗi cuộc săn bắn, rất nhiều công việc phải được chuẩn bị kỹ càng. Trước hết, khu vực săn bắn phải được chuẩn bị. Phải có người giám sát trong năm, và không ai được phép ra vào. Thứ hai, khi săn bắn, hoàng đế thường mang Theo một số lượng lớn người tùy tùng. Và để bảo vệ sự an toàn của hoàng đế, mọi cuộc săn bắn đòi hỏi phải huy động nhiều người để làm tốt công tác bảo hộ.
Vào mùa thu năm thứ mười tám của Gia Khánh, ông đưa một nhóm người đến Thừa Đức để săn bắn. Hơn một nửa binh sĩ trong Tử Cẩm Thành đều đi Theo ông. Có thể nói, Tử Cấm Thành vào thời điểm này là một kinh thành phòng thủ rất yếu. Vào thời điểm đó, Hoàng đế Gia Khánh chỉ muốn một cuộc săn bắn theo truyền thống của tổ tiên mà không suy nghĩ về vấn đề an nguy của hoàng thành.
Bạch Liên giáo lúc này có một nhánh nhỏ ở dưới là Thiên Lý giáo. Lúc đầu, con số của tổ chức này còn nhỏ, nhưng sau hàng trăm năm phát triển, Thiên Lý giáo cũng tập hợp được một thế lực dân sự không thể đánh giá thấp. Vào thời điểm đó, thủ lĩnh của Thiên Lý Giáo là Lâm Thanh, người gốc Bắc Kinh, do không thuận mắt với thế lực nhà Thanh nên đã tình nguyện gia nhập Thiên Lý giáo. Lâm Thanh mua chuộc được một số quan chức nhà Thanh, biết được tin tức Gia Khánh đi săn.
Lúc đó Lâm Thanh đã quyết định đột nhập vào Tử Cấm Thành. Mặc dù tổ chức của người này chỉ có hơn 200 người, nhưng lại khá tự tin vì nghe nói rằng hầu hết những người bảo vệ trong Tử Cấm Thành đã đi theo Gia Khánh. Tuy nhiên, khi Lâm Thanh đưa hơn 200 người vào Tử Cấm Thành, nhóm người của Thiên Lý giáo vẫn gặp phải sự phản kháng quyết liệt.
Đội thị vệ trong nội cung Tử Cấm Thành đã được trải qua huấn luyện nghiêm ngặt, đa phần đều võ công cao cường. Nhóm người của Lâm Thanh vốn số lượng đã ít, đa phần lại chỉ là những người dân cầm vũ khí, chưa trải qua trận đánh đối kháng nào, vì vậy họ sớm thua cuộc. Trong lúc hỗn loạn, một mũi tên đi lạc đã cắm lên tấm biển của Long Tông môn.
Hơn hai trăm người của Thiên Lý giáo sau đó đã bị xử trảm. Lâm Thanh cũng không thoát khỏi tội chết. Sau khi hoàng đế Gia Khánh trở về, biết sự tình và thấy mũi tên trên tấm biển, ông đã ra lệnh không cho ai được gỡ nó xuống. Ông coi đó như một lời nhắc nhở để thức tỉnh bản thân phải luôn tỉnh táo, giữ vững giang sơn trong mọi hoàn cảnh.