Năm 1907, Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt với tham vọng chứng minh sức mạnh quân sự Mỹ đang ngày càng hùng mạnh hơn và khả năng hải quân Mỹ có thể hoạt động trên toàn thế giới đã phái hạm đội tác chiến gồm 4 hải đoàn lên đường thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Hạ Môn - cảng lớn của triều đình nhà Thanh nằm ở tỉnh Phúc Kiến trở thành một trong các điểm đến của nhóm tác chiến Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Các chiến hạm này vốn thuộc biên chế Hạm đội Đại Tây Dương, tuy nhiên vì được sơn toàn màu trắng nên đoàn tàu này thường được biết đến với biệt danh "Fleet Great White", nghĩa tiếng Việt dịch là "Hạm đội lớn màu trắng" còn nếu theo nghĩa Hán Việt thì là "Đại Bạch Hạm đội". Trong ảnh, các thiết giáp hạm của Đại Bạch Hạm đội trên bờ biển Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến tháng 10/1908. Nguồn ảnh: SinaHạ Môn thời bấy giờ là một hải cảng đặc biệt quan trọng của Đại Thanh, từ nơi đây những loại trà thượng hạng được xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, dĩ nhiên triều đình nhà Thanh cũng tập trung lực lượng tàu bè cùng các binh sĩ tinh nhuệ để bảo vệ vùng biển Phúc Kiến. Trong ảnh, quân danh của quân đội Đại Thanh ở Hạ Môn trong ngày đón “Đại Bạch Hạm đội”. Nguồn ảnh: SinaToàn cảnh quân danh gồm các tòa nhà chính, khu làm việc, nơi nghỉ ngơi của lực lượng hải quân bảo vệ Hạ Môn. Loạt ảnh này có lẽ được chụp bởi chính các thủy thủ Hải quân Mỹ trong ngày đầu tới Hạ Môn, 29/10/1908. Nguồn ảnh: SinaCổng vào quân doanh này được treo lá cờ của triều đình nhà Thanh và lá cờ Hợp chủng quốc Hoa Kì. Nguồn ảnh: SinaTheo Sina, ngày 3/11/1908, để chào đón các sĩ quan chỉ huy "Đại Bạch Hạm đội", nhà Thanh đã mở đại yến tiếc thiết đãi “vị khách phương xa”. Đích thân Đô đốc Tát Trấn Bang - "tư lệnh" tam hạm đội của Tân Thức Hải quân Đại Thanh (Hạm đội Bắc Dương, Nam Dương và Quảng Đông) chủ trì. Trong ảnh, có thể thấy bữa tiệc quy mô rất lớn, xa hoa lộng lẫy được Hải quân Đại Thanh tổ chức. Nguồn ảnh: SinaNgoài ra, nhà Thanh còn cử một loạt các “đại quan ngoại giao cao cấp nhất” chào đón phái đoàn Hải quân Mỹ do Đô đốc Seaton Schroede – Tư lệnh Hạm đội Đại Tây Dương dẫn đầu. Ảnh: Các đại quan nhà Thanh chụp ảnh lưu niệm cùng các sĩ quan “Đại Bạch Hạm đội”. Nguồn ảnh: SinaNgày 5/11/1908, 8 thiết giáp của Hải đoàn số 2, “Đại Bạch Hạm đội” rời Phúc Kiến lên đường thực hiện nốt chặng cuối cùng chuyến đi vòng quanh thế giới kéo dài từ ngày 16/12/1907 đến 22/2/1909. Nguồn ảnh: SinaTheo các tài liệu lịch sử được công bố sau này, "Đại Bạch Hạm đội" tiến hành chuyến hành trình vòng quanh thế giới kéo dài đến 14 tháng, vượt qua 43.000 hải lý (tương đương khoảng 80.000km), ghé thăm 20 cảng trên 6 lục địa. Trong ảnh, thiết giáp hạm Kansas chạy phía trước chiếc Vermont khi hạm đội rời Hampton Roads, tiểu bang Virginia ngày 16/12/1907. Nguồn ảnh: SinaTổng thống Theodore Roosevelt (trên ụ súng bên phải) nói chuyện trước các sĩ quan và thủy thủ chiến hạm Connecticut đang đậu ở Hampton Roads, Virginia ngay sau khi nó trở về từ chuyến hành trình quanh thế giới với "Đại Bạch Hạm đội" ngày 22/2/1909. Nguồn ảnh: Sina
Năm 1907, Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt với tham vọng chứng minh sức mạnh quân sự Mỹ đang ngày càng hùng mạnh hơn và khả năng hải quân Mỹ có thể hoạt động trên toàn thế giới đã phái hạm đội tác chiến gồm 4 hải đoàn lên đường thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Hạ Môn - cảng lớn của triều đình nhà Thanh nằm ở tỉnh Phúc Kiến trở thành một trong các điểm đến của nhóm tác chiến Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Các chiến hạm này vốn thuộc biên chế Hạm đội Đại Tây Dương, tuy nhiên vì được sơn toàn màu trắng nên đoàn tàu này thường được biết đến với biệt danh "Fleet Great White", nghĩa tiếng Việt dịch là "Hạm đội lớn màu trắng" còn nếu theo nghĩa Hán Việt thì là "Đại Bạch Hạm đội". Trong ảnh, các thiết giáp hạm của Đại Bạch Hạm đội trên bờ biển Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến tháng 10/1908. Nguồn ảnh: Sina
Hạ Môn thời bấy giờ là một hải cảng đặc biệt quan trọng của Đại Thanh, từ nơi đây những loại trà thượng hạng được xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, dĩ nhiên triều đình nhà Thanh cũng tập trung lực lượng tàu bè cùng các binh sĩ tinh nhuệ để bảo vệ vùng biển Phúc Kiến. Trong ảnh, quân danh của quân đội Đại Thanh ở Hạ Môn trong ngày đón “Đại Bạch Hạm đội”. Nguồn ảnh: Sina
Toàn cảnh quân danh gồm các tòa nhà chính, khu làm việc, nơi nghỉ ngơi của lực lượng hải quân bảo vệ Hạ Môn. Loạt ảnh này có lẽ được chụp bởi chính các thủy thủ Hải quân Mỹ trong ngày đầu tới Hạ Môn, 29/10/1908. Nguồn ảnh: Sina
Cổng vào quân doanh này được treo lá cờ của triều đình nhà Thanh và lá cờ Hợp chủng quốc Hoa Kì. Nguồn ảnh: Sina
Theo Sina, ngày 3/11/1908, để chào đón các sĩ quan chỉ huy "Đại Bạch Hạm đội", nhà Thanh đã mở đại yến tiếc thiết đãi “vị khách phương xa”. Đích thân Đô đốc Tát Trấn Bang - "tư lệnh" tam hạm đội của Tân Thức Hải quân Đại Thanh (Hạm đội Bắc Dương, Nam Dương và Quảng Đông) chủ trì. Trong ảnh, có thể thấy bữa tiệc quy mô rất lớn, xa hoa lộng lẫy được Hải quân Đại Thanh tổ chức. Nguồn ảnh: Sina
Ngoài ra, nhà Thanh còn cử một loạt các “đại quan ngoại giao cao cấp nhất” chào đón phái đoàn Hải quân Mỹ do Đô đốc Seaton Schroede – Tư lệnh Hạm đội Đại Tây Dương dẫn đầu. Ảnh: Các đại quan nhà Thanh chụp ảnh lưu niệm cùng các sĩ quan “Đại Bạch Hạm đội”. Nguồn ảnh: Sina
Ngày 5/11/1908, 8 thiết giáp của Hải đoàn số 2, “Đại Bạch Hạm đội” rời Phúc Kiến lên đường thực hiện nốt chặng cuối cùng chuyến đi vòng quanh thế giới kéo dài từ ngày 16/12/1907 đến 22/2/1909. Nguồn ảnh: Sina
Theo các tài liệu lịch sử được công bố sau này, "Đại Bạch Hạm đội" tiến hành chuyến hành trình vòng quanh thế giới kéo dài đến 14 tháng, vượt qua 43.000 hải lý (tương đương khoảng 80.000km), ghé thăm 20 cảng trên 6 lục địa. Trong ảnh, thiết giáp hạm Kansas chạy phía trước chiếc Vermont khi hạm đội rời Hampton Roads, tiểu bang Virginia ngày 16/12/1907. Nguồn ảnh: Sina
Tổng thống Theodore Roosevelt (trên ụ súng bên phải) nói chuyện trước các sĩ quan và thủy thủ chiến hạm Connecticut đang đậu ở Hampton Roads, Virginia ngay sau khi nó trở về từ chuyến hành trình quanh thế giới với "Đại Bạch Hạm đội" ngày 22/2/1909. Nguồn ảnh: Sina