Vạn Quý Phi tên là Vạn Trinh Nhi (1428), người Chư Thành, Sơn Đông. Bà vào cung từ khi mới 4 tuổi và trở thành thị nữ của Tuyên Tông hoàng hậu Tôn thị. Khi Chu Kiến Thâm được sắc phong thái tử được Tôn thái hậu ban cho thị nữ Vạn Trinh Nhi làm bảo mẫu.
Theo sử sách Trung Quốc ghi lại, nữ nhân tên Vạn Trinh Nhi giữ một vai trò vô cùng phức tạp với vua Minh Hiến Tông (1447).
Chân dung vua Minh Hiến Tông.
Đương kim Hoàng hậu xinh đẹp, trẻ trung lúc bấy giờ vì bị Hoàng đế bỏ rơi nên đã nổi cơn ghen, bày mưu hãm hại Trinh Nhi nhưng cuối cùng chính Hoàng hậu lại là người bị trừng phạt và phế truất.
Trong những lúc cô đơn chán chường chỉ có cung nữ Vạn Trinh Nhi luôn ở bên che chở, hầu hạ và an ủi, nàng vừa chị, là mẹ, là bạn, là nô tì, lại cũng là người tình. (Ảnh minh họa)
Một năm sau khi được sắc phong, Vạn Trinh Nhi sinh cho vua Minh Hiến Tông một tiểu hoàng tử. Nhưng thật đáng thương, hoàng tử vừa sinh ra được 1 tháng đã chết yểu.
Hiến Tông không hề trách mắng Vạn Trinh Nhi, ngược lại còn hết lần này tới lần khác nhường nhịn nàng. Vì không thể sinh nở được lại cậy được hoàng thượng sủng ái, bà ta kéo bè kết đảng, mua quan bán chức làm loạn triều chính. Độc ác hơn nếu biết phi tử nào mang thai bà ta đều tìm mọi cách hãm hại.
Trong cung có nàng cung nữ họ Kỷ, người dân tộc thiểu số ở Quảng Tây bị bắt vào cung làm quản lý nội khố trong hoàng thất. Có một lần vô tình Hiến Tông gặp nàng thấy yêu thích và kết quả nàng đã có thai. Vạn Quý Phi biết chuyện vô cùng đố kỵ và cho cung nữ đến bắt nàng uống thuốc phá thai. Hiến Tông biết chuyện nên đã bảo Kỷ thị giả vờ mang trọng bệnh rồi chuyển nàng đến ở An Lạc Đường (viện dưỡng lão), giao cho thái giám Trương Mẫn chăm sóc.
Không lâu sau thì nàng sinh được một hoàng tử nhưng đầu trọc lốc không có tóc do ảnh hưởng của thuốc phá thai. Đứa bé được thái giám Trương đem về bí mật nuôi dưỡng ở Tây cung, cách rất xa An Lạc Đường. Sau này được sự đồng ý của Vạn Quý Phi, Hiến Tông đã cho người đến An Lạc Đường đón hoàng tử về cho Vạn Quý Phi nuôi.
Các đại thần trong triều biết chuyện, sợ có điều gì bất trắc nên đã xin hoàng thượng đưa Kỷ Phi về cung Vĩnh Thọ, vừa tiện bảo vệ vừa thuận lợi cho mẹ con qua lại. Hiến Tông nhiều lần đến cung Vĩnh Thọ uống rượu với nàng đã khiến Vạn Quý Phi vô cùng ghen tức. Bà ta tìm mọi cách triệt hạ Kỷ Phi. Hiến Tông biết rõ, nhưng không dám nói gì. Thái giám Trương Mẫn biết trước mình cũng sẽ không thoát nên đã tự vẫn.
Tình cảm dành cho nàng bảo mẫu hơn mình 19 tuổi giờ trở thành tình cảm yêu đương trai gái. (Ảnh minh họa)
Vì sao Hiến Tông lại si mê người tình Vạn Trinh Nhi hơn mình 19 tuổi đến như vậy? Nhiều người cho rằng, lý do vì Vạn Thị rất giỏi "phòng trung thuật". Sử sách chép lại một câu nói của nhà vua về Trinh Nhi: "Con không hiểu mắc bệnh gì nhưng không có Vạn thị thì không ngủ được!".
Câu nói này của Hiến Tông đủ cho thấy, dù Vạn Trinh Nhi không phải là một mỹ nhân nhưng lại có những thứ mà các mỹ nhân khác không có được, đó chính là "thuật chăn gối".
Năm Vạn Trinh Nhi 58 tuổi, trở thành một bà già có thân hình sồ sề và béo phục phịch, vua Hiến Tông vẫn yêu và nể sợ vợ.
Năm 1487, Vạn Thị bị bệnh gan rồi mất, sử sách kể lại rằng, trong một lần giận dữ đánh cung nữ, vì Trinh Nhi béo phục phịch nên đã đứt hơi mà chết.
Nhà vua nghe tin thì đã đau khổ như đứt từng khúc ruột, ông 7 ngày liên tiếp không thượng triều và đau thương khôn xiết nói rằng: “Vạn Quý Phi đi rồi ta cũng nhanh đi thôi”. Từ đó, ông âu sầu, u uất mà sinh bệnh. Không ngờ tháng 8 cùng năm, ông ta cũng đột ngột băng hà ở tuổi 40.