Vua Khang Hy là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông lên ngôi hoàng đế năm 1661. Khi đó, ông mới 8 tuổi. Do lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nên Khang Hy có 4 đại thần phụ chính gồm: Ngao Bái, Sách Ni, Át Tất Long và Tô Khắc Tát Cáp. Trong đó, Ngao Bái là người có quyền lực lớn nhất.Ngao Bái cậy bản thân là khai quốc công thần của nhà Thanh, từng lập nhiều chiến công và nắm quyền lực lớn trong triều nên có những hành động ngang tàn, coi thường hoàng đế Khang Hy. Thậm chí, Ngao Bái lộng quyền tới mức tự ý giết quan Tổng đốc tỉnh Sơn Đông là Chu Xương Tô năm 1666 mà không nói gì với vua Khang Hy.Sau nhiều năm nhẫn nhịn chờ thời cơ và lên kế hoạch để diệt trừ Ngao Bái, vua Khang Hy đã hạ lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ đại thần này vào năm 1669 khi ông vào cung yết kiến. Sau khi bắt giữ, nhà vua vạch hơn 30 đại tội, cách hết chức tước của Ngao Bái rồi giam giữ trong ngục.Trong khi đó, vua Khang Hy cho người bắt giữ, xử tử toàn bộ vây cánh của Ngao Bái. Sau khi bị tống vào ngục, Ngao Bái u uất rồi lâm bệnh. Một thời gian sau, ông chết trong ngục. Sau khi tiêu diệt Ngao Bái, Khang Hy chính thức nắm quyền xử lý triều chính mà không cần ai giúp đỡ.Nhiều người tò mò vì sao vua Khang Hy không xử tử Ngao Bái như những kẻ khác dù phạm nhiều tội lớn? Trước sự việc này, các nhà nghiên cứu cho rằng, Khang Hy làm như vậy vì một số lý do. Trong đó, Ngao Bái là nguyên lão tam triều khi từng làm việc dưới thời: Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, hoàng đế Thuận Trị và hoàng đế Khang Hy.Theo sử liệu, Ngao Bái từ nhỏ đã nổi tiếng khỏe mạnh, tinh thông binh pháp, dũng cảm thiện chiến, giỏi bắn cung, cưỡi ngựa. Với xuất thân là dòng dõi công thần, Ngao Bái được phong là Mãn Châu Đệ nhất dũng sĩ dưới thời Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Ông đi theo Hoàng Thái Cực, dẫn quân chinh chiến nhiều nơi và lập được nhiều chiến công, mở rộng bờ cõi giang sơn nhà Thanh.Sau khi bị bắt giam vào ngục và xiềng xích tay chân, Ngao Bái biết tính mạng khó giữ nên xin gặp vua Khang Hy lần cuối. Theo đó, khi nhà vua tới, Ngao Bái đã cởi áo để lộ những vết sẹo trên cơ thể.Ngao Bái nói với hoàng đế Khang Hy rằng, đó là những vết thương do cứu Hoàng Thái Cực trong những lần nguy hiểm cũng như vì nhà Thanh mà rong ruổi trên chiến trường, lập được nhiều công lao.Những lời nói đó của Ngao Bái đã chạm tới thiện tâm của vua Khang Hy. Việc Ngao Bái từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, được hoàng đế Thuận Trị tin dùng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển nhà Thanh là những điều mà Khang Hy không thể phủ nhận.Vậy nên, sau khi suy nghĩ kỹ, vua Khang Hy quyết định không chém đầu Ngao Bái mà chỉ giam giữ y trong ngục cho đến lúc chết. Nhờ đó, Ngao Bái không bị xử trảm và gia tộc của ông cũng tránh được thảm kịch tru di tam tộc.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Vua Khang Hy là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông lên ngôi hoàng đế năm 1661. Khi đó, ông mới 8 tuổi. Do lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nên Khang Hy có 4 đại thần phụ chính gồm: Ngao Bái, Sách Ni, Át Tất Long và Tô Khắc Tát Cáp. Trong đó, Ngao Bái là người có quyền lực lớn nhất.
Ngao Bái cậy bản thân là khai quốc công thần của nhà Thanh, từng lập nhiều chiến công và nắm quyền lực lớn trong triều nên có những hành động ngang tàn, coi thường hoàng đế Khang Hy. Thậm chí, Ngao Bái lộng quyền tới mức tự ý giết quan Tổng đốc tỉnh Sơn Đông là Chu Xương Tô năm 1666 mà không nói gì với vua Khang Hy.
Sau nhiều năm nhẫn nhịn chờ thời cơ và lên kế hoạch để diệt trừ Ngao Bái, vua Khang Hy đã hạ lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ đại thần này vào năm 1669 khi ông vào cung yết kiến. Sau khi bắt giữ, nhà vua vạch hơn 30 đại tội, cách hết chức tước của Ngao Bái rồi giam giữ trong ngục.
Trong khi đó, vua Khang Hy cho người bắt giữ, xử tử toàn bộ vây cánh của Ngao Bái. Sau khi bị tống vào ngục, Ngao Bái u uất rồi lâm bệnh. Một thời gian sau, ông chết trong ngục. Sau khi tiêu diệt Ngao Bái, Khang Hy chính thức nắm quyền xử lý triều chính mà không cần ai giúp đỡ.
Nhiều người tò mò vì sao vua Khang Hy không xử tử Ngao Bái như những kẻ khác dù phạm nhiều tội lớn? Trước sự việc này, các nhà nghiên cứu cho rằng, Khang Hy làm như vậy vì một số lý do. Trong đó, Ngao Bái là nguyên lão tam triều khi từng làm việc dưới thời: Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, hoàng đế Thuận Trị và hoàng đế Khang Hy.
Theo sử liệu, Ngao Bái từ nhỏ đã nổi tiếng khỏe mạnh, tinh thông binh pháp, dũng cảm thiện chiến, giỏi bắn cung, cưỡi ngựa. Với xuất thân là dòng dõi công thần, Ngao Bái được phong là Mãn Châu Đệ nhất dũng sĩ dưới thời Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Ông đi theo Hoàng Thái Cực, dẫn quân chinh chiến nhiều nơi và lập được nhiều chiến công, mở rộng bờ cõi giang sơn nhà Thanh.
Sau khi bị bắt giam vào ngục và xiềng xích tay chân, Ngao Bái biết tính mạng khó giữ nên xin gặp vua Khang Hy lần cuối. Theo đó, khi nhà vua tới, Ngao Bái đã cởi áo để lộ những vết sẹo trên cơ thể.
Ngao Bái nói với hoàng đế Khang Hy rằng, đó là những vết thương do cứu Hoàng Thái Cực trong những lần nguy hiểm cũng như vì nhà Thanh mà rong ruổi trên chiến trường, lập được nhiều công lao.
Những lời nói đó của Ngao Bái đã chạm tới thiện tâm của vua Khang Hy. Việc Ngao Bái từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, được hoàng đế Thuận Trị tin dùng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển nhà Thanh là những điều mà Khang Hy không thể phủ nhận.
Vậy nên, sau khi suy nghĩ kỹ, vua Khang Hy quyết định không chém đầu Ngao Bái mà chỉ giam giữ y trong ngục cho đến lúc chết. Nhờ đó, Ngao Bái không bị xử trảm và gia tộc của ông cũng tránh được thảm kịch tru di tam tộc.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.