Liên hôn là một biện pháp chính trị thường thấy trong các triều đại phong kiến cổ đại. Vào thời điểm đó, các bộ tộc ngoại quốc không ngừng xâm lược lãnh thổ Trung Nguyên, Trung Quốc. Để giảm bớt mâu thuẫn giữa các dân tộc và tạo thêm thời gian chuẩn bị, những nhà cầm quyền Trung Nguyên thường chọn một công chúa hoặc con gái của gia đình hoàng gia để kết hôn với thủ lĩnh vùng đất xa xôi nước ngoài.
Trong thời cổ đại, địa vị của phụ nữ không cao, ngay cả khi là công chúa của một quốc gia, họ không thể tự quyết định cuộc đời mình. Khi kết hôn xa, đặc biệt là gả đến vùng đất lạ lẫm, họ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn mà gia đình không thể giúp đỡ.
Nghe nói, khi một công chúa cổ đại kết hôn với người Mông Cổ, hầu như họ không thể sinh con. Điều này không chỉ vì lý do sức khỏe mà còn liên quan đến quan điểm chính trị.
Lịch sử liên hôn có từ thời Chiến Quốc và tiếp tục kéo dài cho đến mãi sau này. Ngay cả trong thời kỳ phong kiến mạnh nhất là đời Đường, họ cũng nhiều lần kết hôn với những bộ tộc ngoại quốc.
Mặc dù tỷ lệ liên hôn giữa triều đại Trung Nguyên và các bộ tộc ngoại quốc khá cao, nhưng việc này không đồng nghĩa với việc 2 quốc gia sẽ sống trong hòa bình mãi mãi. Liên hôn chỉ là một biện pháp tạm thời và những người chịu thiệt thòi nhất chính là những công chúa bị ép gả chồng xa.
Vào thời nhà Thanh, truyền thống liên hôn đạt đến đỉnh điểm. Sau khi thống nhất Trung Nguyên, nhà Thanh đã quyết định kết nối với Mông Cổ để tạo ra một lực lượng mạnh mẽ.
Mặc dù có nhiều công chúa và hoàng hậu Mông Cổ nhập cung nhà Thanh, nhưng các công chúa Thanh triều vẫn rất sợ kết hôn với người Mông Cổ.
Nguyên nhân thứ nhất là môi trường trên thảo nguyên khắc nghiệt, thời tiết lạnh giá, đồ ăn không ngon như trong cung. Sống trong cung được nuông chiều từ bé, thật đáng sợ khi đột nhiên phải thay đổi môi trường sống và không được quay về kinh suốt quãng đời còn lại.
Thứ hai, đàn ông Mông Cổ có phong cách sống thô bạo và cuộc sống thực sự của một công chúa sau khi kết hôn không được đảm bảo.
Thứ ba, các công chúa nhà Thanh không thể chấp nhận được phong tục hôn nhân của người Mông Cổ. Sau khi chồng qua đời, phụ nữ tại đây phải cưới con chồng. Điều này đối với các công chúa Mãn Châu là một nỗi nhục.
Thứ tư, phần lớn các công chúa lấy chồng Mông Cổ đều không có người thừa kế. Sau khi kết hôn, gia đình mẹ đẻ cũng ít khi nhắc đến họ. Nếu những công chúa này có con thì còn có hy vọng sống sót. Tuy nhiên, người Mông Cổ sẽ không để công chúa nhà Thanh sinh con cho họ.
Điều này đặc biệt đúng khi một công chúa kết hôn với bộ tộc không phục tùng nhà Thanh. Họ chỉ muốn kết hôn để duy trì mối quan hệ hòa bình trong một thời gian và luôn sẵn sàng chiến đấu với Thanh triều. Mông Cổ không quan tâm liệu công chúa có thể sinh con hay không, vì họ có nhiều người vợ khác.
Các công chúa kết hôn với người Mông Cổ thường phải kết hôn lại và thường chết sớm, sống một cuộc đời buồn chán và đầy đau khổ. Chỉ có một số ít công chúa may mắn sống sót và trở về cung, nhưng họ vẫn không được quyền sống như trước đây.
Mặc dù nhà Thanh đã nhiều lần đề xuất liên hôn với Mông Cổ nhưng số lượng người thực sự ra đi rất ít. Vào thời điểm đó, Mông Cổ đã không còn là một đối tác quan trọng và mối đe dọa lớn đối với triều Thanh. Mãn Châu đã trở thành một quốc gia mạnh mẽ và không cần phải quan tâm đến việc liên hôn với Mông Cổ.