Một khảo sát của các chuyên gia thế giới chỉ ta có từ 10 - 40% dân số thế giới ít nhất một lần trong đời từng bị “ bóng đè” trong khi ngủ.Những người bị “bóng đè” trong khi ngủ có những trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều có điểm chung là cảm thấy tức ngực, ngạt thở như có ai đè mạnh lên mình trong lúc ngủ.Họ thường không thể cử động cơ thể hay nói được để gọi người đến giúp. Điều này khiến người bị "bóng đè" sợ hãi và giật mình khi thức giấc.Sau khi "bóng đè", một số người không dám đi ngủ hoặc không thể ngủ tiếp vì lo sợ sẽ trải qua hiện tượng rùng rợn trên một lần nữa.Trước sự việc này, giới khoa học đã vào cuộc tìm hiểu để giải mã bí ẩn vì sao hiện tượng "bóng đè" xảy ra.Adrian Williams, giáo sư chuyên môn về giấc ngủ tại trường King's College London, có nghiên cứu về tình trạng "bóng đè" và có phát hiện gây chú ý. Theo giáo sư Williams, hiện tượng "bóng đè" là bình thường và không hề nguy hiểm như nhiều người nghĩ.Hiện tượng "bóng đè" xảy ra khi cơ thể con người luân phiên giữa giấc ngủ REM (ngủ sâu trong đó mắt cử động nhanh) và giấc ngủ của NREM (không phải ngủ REM). Trong giai đoạn REM, bộ não của chúng ta hoạt động rất tích cực. Kết quả của điều đó là những giấc mơ phức tạp nhất của chúng ta xảy ra trong giai đoạn ngủ REM.Khi bị đánh thức đột ngột thì cơ thể không thể điều chỉnh kịp thời. Do vậy, họ thường cảm thấy mất thăng bằng trong một khoảng thời gian ngắn vài chục giây.Trong trường hợp này, cơ thể bị nhầm lẫn khi bộ não đã thức dậy nhưng cơ thể vẫn trong tình trạng tê liệt. Điều này sẽ khiến con người cảm thấy như bị ai đó đè mạnh lên cơ thể khiến họ không thể cử động hay nói năng. Đây chính là lúc hiện tượng bị "bóng đè" xảy ra.Theo đó, các chuyên gia kết luận hiện tượng bị "bóng đè" xảy ra do rối loạn giấc ngủ.Video: Sẽ mất trí nếu ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm? (nguồn: VTC1)
Một khảo sát của các chuyên gia thế giới chỉ ta có từ 10 - 40% dân số thế giới ít nhất một lần trong đời từng bị “ bóng đè” trong khi ngủ.
Những người bị “bóng đè” trong khi ngủ có những trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều có điểm chung là cảm thấy tức ngực, ngạt thở như có ai đè mạnh lên mình trong lúc ngủ.
Họ thường không thể cử động cơ thể hay nói được để gọi người đến giúp. Điều này khiến người bị "bóng đè" sợ hãi và giật mình khi thức giấc.
Sau khi "bóng đè", một số người không dám
đi ngủ hoặc không thể ngủ tiếp vì lo sợ sẽ trải qua hiện tượng rùng rợn trên một lần nữa.
Trước sự việc này, giới khoa học đã vào cuộc tìm hiểu để giải mã bí ẩn vì sao hiện tượng "bóng đè" xảy ra.
Adrian Williams, giáo sư chuyên môn về giấc ngủ tại trường King's College London, có nghiên cứu về tình trạng "bóng đè" và có phát hiện gây chú ý. Theo giáo sư Williams, hiện tượng "bóng đè" là bình thường và không hề nguy hiểm như nhiều người nghĩ.
Hiện tượng "bóng đè" xảy ra khi cơ thể con người luân phiên giữa giấc ngủ REM (ngủ sâu trong đó mắt cử động nhanh) và giấc ngủ của NREM (không phải ngủ REM). Trong giai đoạn REM, bộ não của chúng ta hoạt động rất tích cực. Kết quả của điều đó là những giấc mơ phức tạp nhất của chúng ta xảy ra trong giai đoạn ngủ REM.
Khi bị đánh thức đột ngột thì cơ thể không thể điều chỉnh kịp thời. Do vậy, họ thường cảm thấy mất thăng bằng trong một khoảng thời gian ngắn vài chục giây.
Trong trường hợp này, cơ thể bị nhầm lẫn khi bộ não đã thức dậy nhưng cơ thể vẫn trong tình trạng tê liệt. Điều này sẽ khiến con người cảm thấy như bị ai đó đè mạnh lên cơ thể khiến họ không thể cử động hay nói năng. Đây chính là lúc hiện tượng bị "bóng đè" xảy ra.
Theo đó, các chuyên gia kết luận hiện tượng bị "bóng đè" xảy ra do rối loạn giấc ngủ.
Video: Sẽ mất trí nếu ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm? (nguồn: VTC1)