1. Tọa lạc ở xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, nhà thờ giáo xứ Hòn Chông được xây dựng từ năm 1936–1940. Công trình được xây bằng đá nên còn được gọi là nhà thờ đá Hòn Chông.Năm 1978, nhà thờ đã bị quân Pol Pot phá hủy sau khi tràn qua biên giới Việt Nam. Hàng chục giáo dân đã thiệt mạng trong biến cố này.Sau biến cố, nhà thờ không được xây dựng lại, trở thành một chứng tích về tội ác của chế độ Pol Pot ở Việt Nam.Ngày nay, những gì còn lại của nhà thờ đá Hòn Chông là nhiều bức tường đổ nát và tòa tháp chuông còn tương đối nguyên vẹn.2. Trên đường Nguyễn Du ở trung tâm thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có một di tích lịch sử rất đặc biệt. Đó là phế tích của nhà thờ Tam Tòa – công trình từng được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam thời thuộc địa.Nhà thờ này được xây từ năm 1886, sau năm 1954 thì bị bỏ hoang. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thị xã Đồng Hới đã bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Vào ngày 11/2/1965, nhà thờ Tam Tòa đã bị phá hủy nặng nề sau một trận bom của Mỹ.Sau năm 1975, Đồng Hới được tái thiết, riêng ngôi nhà thờ cổ đổ nát vẫn được giữ nguyên trạng. Đến năm 1997, phế tích của nhà thờ Tam Tòa chính thức được tỉnh Quảng Bình công nhận là một Khu Chứng tích tội ác chiến tranh.Ngày nay, nhà thờ Tam Tòa chỉ còn lại tòa tháp chuông, một số mảng tường và phần nền móng được gia cố bằng đá. Dấu vết đạn bom vẫn còn in dấu trên những gì còn lại của công trình kiến trúc tráng lệ thuở nào.3. Nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Thánh địa La Vang là nơi hành hương quan trọng bậc nhất của người Công giáo Việt Nam. Trung tâm của khu Thánh địa ngày nay còn lại di tích tháp chuông của vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang.Tòa vương cung thánh đường này được xây dựng từ năm 1924–1929, đại trùng tu năm 1959. Vào mùa hè năm 1972, công trình đã bị hủy hoại do chiến tranh.Sau chiến tranh, dù không được xây dựng lại, nền cũ của vương cung thánh đường vẫn được dùng làm nơi cử hành các nghi lễ quan trọng ở thánh địa.Năm 2012, vương cung thánh đường mới đã được khởi công xây dựng ở phía sau công trình cũ. Thánh đường này được thiết kế theo phong cách kiến trúc Á Đông, có sức chứa tới 5.000 người, dự kiến sẽ khánh thành vào năm 2024.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Tọa lạc ở xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, nhà thờ giáo xứ Hòn Chông được xây dựng từ năm 1936–1940. Công trình được xây bằng đá nên còn được gọi là nhà thờ đá Hòn Chông.
Năm 1978, nhà thờ đã bị quân Pol Pot phá hủy sau khi tràn qua biên giới Việt Nam. Hàng chục giáo dân đã thiệt mạng trong biến cố này.
Sau biến cố, nhà thờ không được xây dựng lại, trở thành một chứng tích về tội ác của chế độ Pol Pot ở Việt Nam.
Ngày nay, những gì còn lại của nhà thờ đá Hòn Chông là nhiều bức tường đổ nát và tòa tháp chuông còn tương đối nguyên vẹn.
2. Trên đường Nguyễn Du ở trung tâm thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có một di tích lịch sử rất đặc biệt. Đó là phế tích của nhà thờ Tam Tòa – công trình từng được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam thời thuộc địa.
Nhà thờ này được xây từ năm 1886, sau năm 1954 thì bị bỏ hoang. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thị xã Đồng Hới đã bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Vào ngày 11/2/1965, nhà thờ Tam Tòa đã bị phá hủy nặng nề sau một trận bom của Mỹ.
Sau năm 1975, Đồng Hới được tái thiết, riêng ngôi nhà thờ cổ đổ nát vẫn được giữ nguyên trạng. Đến năm 1997, phế tích của nhà thờ Tam Tòa chính thức được tỉnh Quảng Bình công nhận là một Khu Chứng tích tội ác chiến tranh.
Ngày nay, nhà thờ Tam Tòa chỉ còn lại tòa tháp chuông, một số mảng tường và phần nền móng được gia cố bằng đá. Dấu vết đạn bom vẫn còn in dấu trên những gì còn lại của công trình kiến trúc tráng lệ thuở nào.
3. Nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Thánh địa La Vang là nơi hành hương quan trọng bậc nhất của người Công giáo Việt Nam. Trung tâm của khu Thánh địa ngày nay còn lại di tích tháp chuông của vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang.
Tòa vương cung thánh đường này được xây dựng từ năm 1924–1929, đại trùng tu năm 1959. Vào mùa hè năm 1972, công trình đã bị hủy hoại do chiến tranh.
Sau chiến tranh, dù không được xây dựng lại, nền cũ của vương cung thánh đường vẫn được dùng làm nơi cử hành các nghi lễ quan trọng ở thánh địa.
Năm 2012, vương cung thánh đường mới đã được khởi công xây dựng ở phía sau công trình cũ. Thánh đường này được thiết kế theo phong cách kiến trúc Á Đông, có sức chứa tới 5.000 người, dự kiến sẽ khánh thành vào năm 2024.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.