1. Ngọc Trư Long thuộc văn hóa Hồng sơn: Vào tháng 8/1971, Zhang Fengxiang (hán tự Trương Phong Tường), một người dân thuộc làng Sanxing Tala ở vùng Wengniute Nội Mông, bất ngờ phát hiện thấy một cái hang lấp miệng bằng các khối đá trong rừng cây.Do tò mò, anh quyết định khám phá hang động. Ở dưới cùng của hang động, Fengxiang tìm thấy một thứ giống như một móc sắt, nhưng lúc đó anh không quan tâm tới đồ vật này. Sau khi trở về nhà, Fengxiang suy nghĩ cẩn thận, ngay cả khi nó là sắt vụn, anh cũng có thể bán lấy tiền. Vì vậy anh quay lại hang động và lấy "khối sắt vụn".Tuy nhiên, Zhang Fengxiang đã không bán nó cho trạm thu gom phế thải mà đưa nó tới Trung tâm văn hóa Wengniute.Vào thời điểm đó, văn hóa Hồng Sơn chưa được phát hiện. Các nhân viên của Trung tâm văn hóa cũng không biết miếng sắt đó là gì và Zhang Fengxiang cũng không biết nó có giá bao nhiêu. Một nhân viên ở đó đã chủ ý trả Fengxiang 30 nhân dân tệ để mua lại món đồ này. Về sau, mọi người mới biết rằng đây là một bảo vật quý giá thuộc thời kỳ đồ đá mới. 2. Bình đựng rượu Tứ dương phương tôn thời nhà Thương: Đây là một cổ vật vô cùng quý giá của thời nhà Thương.Chiếc bình đựng này là vật đại diện điển hình cho các sản phẩm hũ đựng thời kỳ triều Thương đến triều Chu, miệng rộng, cổ cao, hình tròn hoặc vuông, chạm khắc đủ 12 con giáp như dê, hổ, voi, ngựa, phượng hoàng... Sau xuân thu chiến quốc, loại hình hũ bình này ít thấy hơn.Chiếc bình cổ này được một số nông dân ở Hồ Nam đào thấy vào năm 1938. Sau đó, nó được bán cho nhà buôn đồ cổ với giá 248 đồng tiền đại dương thời đó. Khi những nhà buôn này phá sản, chiếc bình cổ lại được chính phủ dân quốc tìm thấy và thu lại.Trong Thế chiến II sau đó, Trường Sa bị quân đội Nhật ném bom, chiếc bình cổ cũng mất dấu vết. Mãi đến năm 1952, dưới sự truy tìm của sở văn hóa và di tích cổ vật, chiếc bình được tìm thấy ở góc của một nhà kho ngân hang trong tình trạng đã vỡ thành hàng chục mảnh. Sau gần một năm sửa chữa, chiếc bình đã khôi phục nguyên dạng và trở thành bảo vật quốc gia. 3. Đôn của Tăng Hậu Ất - Quốc quân của Tăng quốc thời Chiến quốc. Như chúng ta đã biết, các bảo vật khai quật từ lăng mộ của Tăng Hậu Ất là những báu vật quốc gia rất quý giá. Trung Quốc đã từng tìm ra kho báu quý hiếm được khai quật từ ngôi mộ của vị Quốc quân này, đó là những chiếc chuông nghiêng.Trên thực tế, ngoài những chiếc chuông, ngôi mộ còn khai quật được những bát vật “nghịch thiên”, ví dụ như chiếc đôn đồng này. So với chuông, mặc dù kích thước của nó nhỏ, nhưng giá trị của nó không kém gì chuông.Đôn là một cấu trúc phức tạp gồm hai phần: phần trên được gọi là đôn bằng đồng, đúc 28 con rồng, cao 30,1cm, đường kính trong 25cm, đường kính đáy 14,2cm, nặng 9kg. Phần dưới là một vật thể dạng đĩa , được đúc 56 con rồng, cao 23,5cm, đường kính lòng trong 58cm, nặng 19,2kg .Đây là một bảo vật có kết cấu phức tạp và tinh xảo thời Chiến quốc, đại diện cho đỉnh cao của quá trình đúc đồng cổ xưa của Trung Quốc. Nó cũng là một kho báu độc nhất vô nhị trên thế giới. Do kết cấu cực kỳ phức tạp của nó, không một chuyên gia nào có thể phục chế bản sao.>>> Xem thêm video:Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông? Nguồn: Kienthucnet.
1. Ngọc Trư Long thuộc văn hóa Hồng sơn: Vào tháng 8/1971, Zhang Fengxiang (hán tự Trương Phong Tường), một người dân thuộc làng Sanxing Tala ở vùng Wengniute Nội Mông, bất ngờ phát hiện thấy một cái hang lấp miệng bằng các khối đá trong rừng cây.
Do tò mò, anh quyết định khám phá hang động. Ở dưới cùng của hang động, Fengxiang tìm thấy một thứ giống như một móc sắt, nhưng lúc đó anh không quan tâm tới đồ vật này. Sau khi trở về nhà, Fengxiang suy nghĩ cẩn thận, ngay cả khi nó là sắt vụn, anh cũng có thể bán lấy tiền. Vì vậy anh quay lại hang động và lấy "khối sắt vụn".
Tuy nhiên, Zhang Fengxiang đã không bán nó cho trạm thu gom phế thải mà đưa nó tới Trung tâm văn hóa Wengniute.
Vào thời điểm đó, văn hóa Hồng Sơn chưa được phát hiện. Các nhân viên của Trung tâm văn hóa cũng không biết miếng sắt đó là gì và Zhang Fengxiang cũng không biết nó có giá bao nhiêu. Một nhân viên ở đó đã chủ ý trả Fengxiang 30 nhân dân tệ để mua lại món đồ này. Về sau, mọi người mới biết rằng đây là một bảo vật quý giá thuộc thời kỳ đồ đá mới.
2. Bình đựng rượu Tứ dương phương tôn thời nhà Thương: Đây là một cổ vật vô cùng quý giá của thời nhà Thương.
Chiếc bình đựng này là vật đại diện điển hình cho các sản phẩm hũ đựng thời kỳ triều Thương đến triều Chu, miệng rộng, cổ cao, hình tròn hoặc vuông, chạm khắc đủ 12 con giáp như dê, hổ, voi, ngựa, phượng hoàng... Sau xuân thu chiến quốc, loại hình hũ bình này ít thấy hơn.
Chiếc bình cổ này được một số nông dân ở Hồ Nam đào thấy vào năm 1938. Sau đó, nó được bán cho nhà buôn đồ cổ với giá 248 đồng tiền đại dương thời đó. Khi những nhà buôn này phá sản, chiếc bình cổ lại được chính phủ dân quốc tìm thấy và thu lại.
Trong Thế chiến II sau đó, Trường Sa bị quân đội Nhật ném bom, chiếc bình cổ cũng mất dấu vết. Mãi đến năm 1952, dưới sự truy tìm của sở văn hóa và di tích cổ vật, chiếc bình được tìm thấy ở góc của một nhà kho ngân hang trong tình trạng đã vỡ thành hàng chục mảnh. Sau gần một năm sửa chữa, chiếc bình đã khôi phục nguyên dạng và trở thành bảo vật quốc gia.
3. Đôn của Tăng Hậu Ất - Quốc quân của Tăng quốc thời Chiến quốc. Như chúng ta đã biết, các bảo vật khai quật từ lăng mộ của Tăng Hậu Ất là những báu vật quốc gia rất quý giá. Trung Quốc đã từng tìm ra kho báu quý hiếm được khai quật từ ngôi mộ của vị Quốc quân này, đó là những chiếc chuông nghiêng.
Trên thực tế, ngoài những chiếc chuông, ngôi mộ còn khai quật được những bát vật “nghịch thiên”, ví dụ như chiếc đôn đồng này. So với chuông, mặc dù kích thước của nó nhỏ, nhưng giá trị của nó không kém gì chuông.
Đôn là một cấu trúc phức tạp gồm hai phần: phần trên được gọi là đôn bằng đồng, đúc 28 con rồng, cao 30,1cm, đường kính trong 25cm, đường kính đáy 14,2cm, nặng 9kg. Phần dưới là một vật thể dạng đĩa , được đúc 56 con rồng, cao 23,5cm, đường kính lòng trong 58cm, nặng 19,2kg .
Đây là một bảo vật có kết cấu phức tạp và tinh xảo thời Chiến quốc, đại diện cho đỉnh cao của quá trình đúc đồng cổ xưa của Trung Quốc. Nó cũng là một kho báu độc nhất vô nhị trên thế giới. Do kết cấu cực kỳ phức tạp của nó, không một chuyên gia nào có thể phục chế bản sao.
>>> Xem thêm video:Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông? Nguồn: Kienthucnet.