Năm 1971, những công nhân xây dựng tại Hồ Nam, Trung Quốc đã phát hiện ngôi mộ cổ Mã Vương Đôi thời nhà Hán và liền báo cáo cho Viện Khảo cổ thuộc Viện Khoa học Trung Quốc.Ngôi mộ lớn đến nỗi công cuộc khai quật được tiến hành trong gần một năm với hơn 1.500 tình nguyện viên địa phương. Đội khai quật đã phát hiện ra xác ướp một người phụ nữ với làn da vẫn tươi và đàn hồi khi sờ vào. Phát hiện này gây chấn động giới khảo cổ cả trong và ngoài nước lúc bấy giờ.Danh tính của xác ướp được tìm ra sau đó là Tân Truy phu nhân hay Đại phu nhân, vợ của một hầu tước từng cai quản vùng đất này khoảng 2.200 năm trước, dưới thời nhà Hán.Khi được khai quật, ngôi mộ của Tân Truy chứa hơn 1.000 cổ vật quý giá. Tuy nhiên, do ghi chép về các nước chư hầu thời nhà Hán còn nhiều thiếu sót và hạn chế nên công tác kiểm định và xác thực cổ vật vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhất là khi gặp các cổ vật có kích thước nhỏ, việc đặt tên, phân loại và xác định chức năng của chúng rất phức tạp cũng như tốn nhiều thời gian, công sức.Đồ vật hình tròn dưới đây không phải mũ đội đầu, cũng không phải thảm trải ghế mà là vải bọc gương. Nếu không phải khi khai quật nó lên và phát hiện bên trong đựng một chiếc gương, thì chắc các nhà khảo cổ cũng không biết công dụng của đồ vật này.Trong gian mộ thứ của ngôi mộ được coi là "thành Pompeii của phương Đông" này, người ta tìm thấy chiếc mũ cánh chuồn từ thời nhà Hán. Về sự ra đời của mỹ cánh chuồn, nhiều ý kiến cho rằng loại mũ này xuất hiện vào thời Phế Đế Lưu Tử Nghiệp nhà Lưu Tống những năm 449 - 466 sau Công Nguyên. Người phát minh ra chiếc mũ này là Vương Hưu Nhân - một viên quan ở Dương Châu.Trong ngôi mộ cổ Mã Vương Đôi, người ta cũng đã tìm thấy một bức tranh lụa. Sau đó do không cẩn thận bức tranh đã bị rách trong quá trình bóc tách. Có chuyên gia nói rằng trên bức tranh là hình ảnh tổ tiên loài người (người nguyên thủy). Cũng có người cho rằng những nhân vật được vẽ trên đó đều là thần tiên. Tuy nhiên, ý nghĩa của các hình vẽ trên bức tranh đến nay vẫn là một ẩn số.Nếu nhìn vào cổ vật này, chắc ít người đoán ra nó là một chiếc găng tay thời xưa. Nhưng nếu nhìn lại thì thấy nó cũng giống găng tay các phượt thủ hay dùng mà nhỉ.Trâm cài là trang sức quý giá của phụ nữ xưa, nhưng ngày nay, nó không còn được sử dụng rộng rãi mà chỉ được sử dụng như là vật trang trí.Thỏi sắt nặng 7 gam và dài 21 cm này thực chất là một con dao thời nhà Hán. Các nam nhân thời Hán thường có thói quen mang dao khi đi ra ngoài nhưng không phải để phòng thân mà coi nó như một vật trang trí cho đẹp. Vậy nên bạn đừng hỏi con dao không lưỡi này thì cắt được cái gì nhé.Hãy nhìn kĩ một chút để thấy những họa tiết như ngó sen ở trong chiếc đỉnh đựng nước này.Đến nay, ngôi mộ cổ Mã Vương Đôi vẫn còn rất nhiều điều thần bí chờ các chuyên gia, các nhà khảo cổ học khám phá.>>>Xem thêm video: Peru: Phát hiện 11 ngôi mộ cổ (Nguồn: THDT).
Năm 1971, những công nhân xây dựng tại Hồ Nam, Trung Quốc đã phát hiện ngôi mộ cổ Mã Vương Đôi thời nhà Hán và liền báo cáo cho Viện Khảo cổ thuộc Viện Khoa học Trung Quốc.
Ngôi mộ lớn đến nỗi công cuộc khai quật được tiến hành trong gần một năm với hơn 1.500 tình nguyện viên địa phương. Đội khai quật đã phát hiện ra xác ướp một người phụ nữ với làn da vẫn tươi và đàn hồi khi sờ vào. Phát hiện này gây chấn động giới khảo cổ cả trong và ngoài nước lúc bấy giờ.
Danh tính của xác ướp được tìm ra sau đó là Tân Truy phu nhân hay Đại phu nhân, vợ của một hầu tước từng cai quản vùng đất này khoảng 2.200 năm trước, dưới thời nhà Hán.
Khi được khai quật, ngôi mộ của Tân Truy chứa hơn 1.000 cổ vật quý giá. Tuy nhiên, do ghi chép về các nước chư hầu thời nhà Hán còn nhiều thiếu sót và hạn chế nên công tác kiểm định và xác thực cổ vật vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhất là khi gặp các cổ vật có kích thước nhỏ, việc đặt tên, phân loại và xác định chức năng của chúng rất phức tạp cũng như tốn nhiều thời gian, công sức.
Đồ vật hình tròn dưới đây không phải mũ đội đầu, cũng không phải thảm trải ghế mà là vải bọc gương. Nếu không phải khi khai quật nó lên và phát hiện bên trong đựng một chiếc gương, thì chắc các nhà khảo cổ cũng không biết công dụng của đồ vật này.
Trong gian mộ thứ của ngôi mộ được coi là "thành Pompeii của phương Đông" này, người ta tìm thấy chiếc mũ cánh chuồn từ thời nhà Hán. Về sự ra đời của mỹ cánh chuồn, nhiều ý kiến cho rằng loại mũ này xuất hiện vào thời Phế Đế Lưu Tử Nghiệp nhà Lưu Tống những năm 449 - 466 sau Công Nguyên. Người phát minh ra chiếc mũ này là Vương Hưu Nhân - một viên quan ở Dương Châu.
Trong ngôi mộ cổ Mã Vương Đôi, người ta cũng đã tìm thấy một bức tranh lụa. Sau đó do không cẩn thận bức tranh đã bị rách trong quá trình bóc tách. Có chuyên gia nói rằng trên bức tranh là hình ảnh tổ tiên loài người (người nguyên thủy). Cũng có người cho rằng những nhân vật được vẽ trên đó đều là thần tiên. Tuy nhiên, ý nghĩa của các hình vẽ trên bức tranh đến nay vẫn là một ẩn số.
Nếu nhìn vào cổ vật này, chắc ít người đoán ra nó là một chiếc găng tay thời xưa. Nhưng nếu nhìn lại thì thấy nó cũng giống găng tay các phượt thủ hay dùng mà nhỉ.
Trâm cài là trang sức quý giá của phụ nữ xưa, nhưng ngày nay, nó không còn được sử dụng rộng rãi mà chỉ được sử dụng như là vật trang trí.
Thỏi sắt nặng 7 gam và dài 21 cm này thực chất là một con dao thời nhà Hán. Các nam nhân thời Hán thường có thói quen mang dao khi đi ra ngoài nhưng không phải để phòng thân mà coi nó như một vật trang trí cho đẹp. Vậy nên bạn đừng hỏi con dao không lưỡi này thì cắt được cái gì nhé.
Hãy nhìn kĩ một chút để thấy những họa tiết như ngó sen ở trong chiếc đỉnh đựng nước này.
Đến nay, ngôi mộ cổ Mã Vương Đôi vẫn còn rất nhiều điều thần bí chờ các chuyên gia, các nhà khảo cổ học khám phá.
>>>Xem thêm video: Peru: Phát hiện 11 ngôi mộ cổ (Nguồn: THDT).