Lão nông phá giải câu đố cuối cùng của Tư Mã Ý trước khi mất

Google News

Dùng cả đời để mưu tính, đến khi sắp chết Tư Mã Ý cũng vẫn toan tính cho tang lễ của mình. Nhưng cuối cùng câu đó của ông đã được giải bởi 1 lão nông.

Theo cổ nhân, anh hùng trên đời thường có 2 loại: 1 là trí tuệ, 2 là sức mạnh. Như vậy thì trường hợp Tư Mã Ý sẽ thuộc kiểu đầu tiên. Dù về mưu trí, Tư Mã Ý được đánh giá thấp hơn Gia Cát Lượng 1 bậc. Tuy nhiên, Tư Mã Ý lại chính là người nhiều lần chống lại các đợt Bắc phạt của Thục quốc. Nhiều người cho rằng Tư Mã Ý chỉ là đang giấu tài. Ông ta mới là người chiến thắng cuối cùng trong cuộc đua Tam Quốc.
Dự liệu trước việc mộ của mình sẽ bị kẻ thù đào bới sau khi chết, ông đã bí mật dặn dò con trai chuẩn bị nhiều quan tài giống nhau. Vào ngày chôn cất, hàng loạt quan tài được đưa ra khỏi cổng thành. Những người khiêng quan tài vì đều bị đầu độc chết nên không ai biết mộ của ông rốt cuộc là ở đâu.
Lao nong pha giai cau do cuoi cung cua Tu Ma Y truoc khi mat
Ảnh minh họa. 
Hậu nhân nhà Tư Mã về sau cũng chỉ thắp nhang ở từ đường chứ không đến mộ phần cúng bái. Và, mộ của Tư Mã Ý rốt cuộc ở đâu đã trở thành câu đố dường như không tìm ra được lời giải trong suốt hàng nghìn năm.
Tuy nhiên, vào những năm 1980, một lão nông khi đang làm ruộng, vô tình đào được một tấm bia đá. Sau khi thông qua chuyên gia thẩm định, người ta phát hiện ra đó là bia mộ của Tư Mã Ý, điều này khiến mọi người cảm thấy rất bất ngờ.
Cuối cùng sau hàng ngàn năm, câu đố hóc búa của nhà quân sự lẫy lừng Tam Quốc lại được giải bởi một lão nông chân lấm tay bùn.
Những câu nói để đời thể hiện con người Tư Mã Ý
Có thể nói, Tư Mã Ý là con người nhìn xa trông rộng, cả đời tính toán và không thể phủ nhận rằng trí tuệ của ông rất đáng để nhân sinh học tập. Những câu nói này sẽ giúp hậu thế hiểu hơn về Tư Mã Ý.
Đầu tiên, khi phò giúp Tào Phi, Tư Mã ý không hề để ý đến những cuộc vui trong phủ. Mỗi lần Tào Phi uống rượu vui thú, Tư Mã Ý lại xuống bếp nấu cơm với vợ là Trương Xuân Hoa.
Ông nói với vợ: "Tiệc bên ngoài có lớn đến mấy suy cho cùng thì cơm ăn vẫn không ngon, chung quy cơm nhà vẫn là ngon nhất".
Thứ hai, Tư Mã Ý luôn có lòng kính trọng những đối thủ của mình như Gia Cát Lượng, thậm chí còn không để tâm những người đã từng hại mình, cả một cuộc đời sống trong chữ "hòa".
Sau khi Lượng chết, Tư Mã Ý lấy nước thay rượu tế Khổng Minh, nước mắt tuôn trào. "Ông một đời thanh bạch, giống như bát nước vậy, tuy tôi với ông là địch thù với nhau, nhưng tôi luôn coi ông là tri ân, Khổng Minh, để tôi kính ông một lời, Tiên Sinh!", Tư Mã Ý nói.
Thứ ba, từng bại trận trước Gia Cát Lượng, hai người con của Tư Mã Ý đứng ngồi không yên, nôn nóng muốn báo thù rửa hận cho cha.
Tư Mã ý bèn nói rằng: “Các ngươi đến đánh trận hay là đến đọ khí thế với người. Đánh trận, cái đầu tiên phải học là giỏi thua, thua mà không nhục, thua mà không đau, mới là kẻ cười sau cùng”.
Theo Minh Ngọc/Khỏe Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)