Vào ngày 7/4/1989, Komsomolets K-278 - tàu ngầm lớp Plavnik thuộc dự án 685 của Liên Xô gặp tai nạn thảm khốc. Một vụ cháy tàu ngầm xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng. Trước khi gặp nạn, tàu được mệnh danh là "bất khả xâm phạm" bởi các tàu ngầm hay tàu săn ngầm đối phương không đủ khả năng đe dọa nó.Tàu ngầm Komsomolets K-278 có thủy thủ đoàn gồm 70 người và được trang bị 22 tên lửa hành trình và ngư lôi cả thông thường lẫn mang đầu đạn hạt nhân.Vào ngày hôm ấy, tàu ngầm Komsomolets K-278 hoạt động ở độ sâu 381m dưới lòng biển Na Uy thì bất ngờ xảy ra hỏa hoạn.Nguyên nhân vụ hỏa hoạn được xác định là do đoạn đường ống dẫn khí áp suất cao kết nối với các bể dằn ở khoang số 7 bất ngờ bị bục khiến một tia dầu xịt vào bề mặt nóng trong khoang gây ra vụ cháy tàu ngầm.Vụ cháy khiến nhiệt độ trong tàu tăng lên hơn 1.000 độ C. Sự cố thảm khốc trên tàu ngầm Komsomolets K-278 đã cướp đi sinh mạng của 42 thành viên thủy thủ đoàn.Trước đó, ngày 10/4/1963 tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Thresher (SSN-593) của Mỹ gặp sự cố khi thử nghiệm hoạt động ở độ sâu 400m.Theo Hải quân Mỹ, tàu ngầm gặp sự cố xuất phát từ việc động cơ điện cung cấp năng lượng cho máy bơm làm mát chính gặp trục trặc khiến lò phản ứng hạt nhân ngưng hoạt động.Do lò phản ứng ngưng hoạt động nên tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Thresher (SSN-593) không có điện để bơm nước ra khỏi khoang dằn giúp tàu nổi lên.Chính vì vậy, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Thresher (SSN-593) bị chìm và phát nổ ở độ sâu khoảng 730m bởi áp lực nước vượt quá khả năng chịu đựng của thân tàu.Thảm kịch kinh hoàng này đã cướp đi sinh mạng của 129 thủy thủ. Đây được xem là vụ tai nạn tàu ngầm có số người chết cao nhất từ trước đến nay.
Video: Tàu chiến và tàu ngầm Nga bắn một loạt tên lửa vào Syria (nguồn: VTC14)
Vào ngày 7/4/1989, Komsomolets K-278 - tàu ngầm lớp Plavnik thuộc dự án 685 của Liên Xô gặp tai nạn thảm khốc. Một vụ cháy tàu ngầm xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng. Trước khi gặp nạn, tàu được mệnh danh là "bất khả xâm phạm" bởi các tàu ngầm hay tàu săn ngầm đối phương không đủ khả năng đe dọa nó.
Tàu ngầm Komsomolets K-278 có thủy thủ đoàn gồm 70 người và được trang bị 22 tên lửa hành trình và ngư lôi cả thông thường lẫn mang đầu đạn hạt nhân.
Vào ngày hôm ấy, tàu ngầm Komsomolets K-278 hoạt động ở độ sâu 381m dưới lòng biển Na Uy thì bất ngờ xảy ra hỏa hoạn.
Nguyên nhân vụ hỏa hoạn được xác định là do đoạn đường ống dẫn khí áp suất cao kết nối với các bể dằn ở khoang số 7 bất ngờ bị bục khiến một tia dầu xịt vào bề mặt nóng trong khoang gây ra vụ cháy tàu ngầm.
Vụ cháy khiến nhiệt độ trong tàu tăng lên hơn 1.000 độ C. Sự cố thảm khốc trên tàu ngầm Komsomolets K-278 đã cướp đi sinh mạng của 42 thành viên thủy thủ đoàn.
Trước đó, ngày 10/4/1963 tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Thresher (SSN-593) của Mỹ gặp sự cố khi thử nghiệm hoạt động ở độ sâu 400m.
Theo Hải quân Mỹ, tàu ngầm gặp sự cố xuất phát từ việc động cơ điện cung cấp năng lượng cho máy bơm làm mát chính gặp trục trặc khiến lò phản ứng hạt nhân ngưng hoạt động.
Do lò phản ứng ngưng hoạt động nên tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Thresher (SSN-593) không có điện để bơm nước ra khỏi khoang dằn giúp tàu nổi lên.
Chính vì vậy, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Thresher (SSN-593) bị chìm và phát nổ ở độ sâu khoảng 730m bởi áp lực nước vượt quá khả năng chịu đựng của thân tàu.
Thảm kịch kinh hoàng này đã cướp đi sinh mạng của 129 thủy thủ. Đây được xem là vụ tai nạn tàu ngầm có số người chết cao nhất từ trước đến nay.
Video: Tàu chiến và tàu ngầm Nga bắn một loạt tên lửa vào Syria (nguồn: VTC14)