Nằm ở phường Trường An của Thành phố Huế, Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu là nơi cụ Phan Bội Châu (1867 - 1940), nhà yêu nước lỗi lạc của Việt Nam đã sống những năm tháng cuối đời. Ảnh: Cổng vào khu lưu niệm.Cụ Phan Bội Châu là người sáng lập phong trào Đông Du, kêu gọi thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chờ thời cơ giành lại độc lập cho nước nhà. Sau nhiều thập niên hoạt động cách mạng, tháng 6/1925 cụ bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải ( Trung Quốc) và kết án chung thân. Trước áp lực đấu tranh của quần chúng, người Pháp phải đưa cụ về giam lỏng ở Huế. Ảnh: Bên trong khuôn viên khu lưu niệm.Với tình cảm thương mến và trân trọng cụ Phan, nhân dân cả nước và Thừa Thiên Huế đã tự nguyện quyên góp để mua khu vườn ở dốc Bến Ngự và làm nhà cho cụ ở. Ảnh: Ngôi nhà tranh của cụ Phan (phục dựng).Trong thời gian cụ Phan bị quản thúc ở Huế, thực dân Pháp và tay sai đã tìm mọi cách để triệt tiêu lòng yêu nước, ý chí cách mạng của cụ nhưng không không thành. Ảnh: Nhà trưng bày hiện vật, tư liệu về cuộc đời sự nghiệp cụ Phan trong khu lưu niệm.Trong giai đoạn đó, khu nhà của Ông già Bến Ngự đã trở thành nơi tập hợp những tầng lớp những thanh niên trí thức ưu tú, có ý thức tiến bộ, giác ngộ cách mạng, nhiều người sau này trở thành nòng cốt của Đảng như Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Võ Nguyên Giáp... Ảnh: Tượng cụ Phan Bội Châu trong nhà trưng bày.Ngày 29/10/1940, cụ Phan Bội Châu về cõi vĩnh hằng và được an táng trong vườn nhà ở Huế. Trong 15 năm cuối đời, hình ảnh Ông già Bến Ngự đã in đậm trong tình cảm, lòng người dân xứ Huế và cả nước, là tinh thần sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng để các thế hệ mai sau noi theo. Ảnh: Bút tích của cụ Phan được lưu giữ trong nhà trưng bày.Từ năm 1997, ngôi nhà tranh của cụ đã được phục dựng và được tu sửa hàng năm. Ảnh: Bên trong ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu.Nhân 70 năm ngày mất của chí sỹ Phan Bội Châu (1940 - 2010), những người bạn Nhật Bản đã trao tặng Khu lưu niệm một tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt - Nhật từ phong trào Đông Du do cụ Phan phát động đầu thế kỷ 20.Trong chuyến thăm Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu vào chiều ngày 4/3/2017, Nhật hoàng Akihito đã thể hiện lòng thành kính trước mộ cụ Phan và khẳng định rằng tất cả mọi quốc gia muốn phát triển thì đều phải bắt đầu từ lòng yêu nước, những tư tưởng, giá trị mà cụ Phan Bội Châu đem lại là những kinh nghiệm rất quý báu. Ảnh: Mộ phần cụ Phan Bội Châu trong khu lưu niệm.Một số hình ảnh khác về Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu: Ngôi mộ của chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ (1858 - 1906), một đồng sự thân tín của cụ Phan trong khuôn viên khu lưu niệm.Phần mộ của ông Phan Nghi Đệ và vợ Bùi Thị Em - con trai thứ và con dâu của cụ Phan Bội Châu, nằm phía bên phải mộ phần cụ.Phía trước mộ cụ Phan là mộ của Vá và Ky, hai "chú chó nghĩa dũng" đã trung thành với cụ đến hơi thở cuối cùng.
Nằm ở phường Trường An của Thành phố Huế, Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu là nơi cụ Phan Bội Châu (1867 - 1940), nhà yêu nước lỗi lạc của Việt Nam đã sống những năm tháng cuối đời. Ảnh: Cổng vào khu lưu niệm.
Cụ Phan Bội Châu là người sáng lập phong trào Đông Du, kêu gọi thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chờ thời cơ giành lại độc lập cho nước nhà. Sau nhiều thập niên hoạt động cách mạng, tháng 6/1925 cụ bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải ( Trung Quốc) và kết án chung thân. Trước áp lực đấu tranh của quần chúng, người Pháp phải đưa cụ về giam lỏng ở Huế. Ảnh: Bên trong khuôn viên khu lưu niệm.
Với tình cảm thương mến và trân trọng cụ Phan, nhân dân cả nước và Thừa Thiên Huế đã tự nguyện quyên góp để mua khu vườn ở dốc Bến Ngự và làm nhà cho cụ ở. Ảnh: Ngôi nhà tranh của cụ Phan (phục dựng).
Trong thời gian cụ Phan bị quản thúc ở Huế, thực dân Pháp và tay sai đã tìm mọi cách để triệt tiêu lòng yêu nước, ý chí cách mạng của cụ nhưng không không thành. Ảnh: Nhà trưng bày hiện vật, tư liệu về cuộc đời sự nghiệp cụ Phan trong khu lưu niệm.
Trong giai đoạn đó, khu nhà của Ông già Bến Ngự đã trở thành nơi tập hợp những tầng lớp những thanh niên trí thức ưu tú, có ý thức tiến bộ, giác ngộ cách mạng, nhiều người sau này trở thành nòng cốt của Đảng như Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Võ Nguyên Giáp... Ảnh: Tượng cụ Phan Bội Châu trong nhà trưng bày.
Ngày 29/10/1940, cụ Phan Bội Châu về cõi vĩnh hằng và được an táng trong vườn nhà ở Huế. Trong 15 năm cuối đời, hình ảnh Ông già Bến Ngự đã in đậm trong tình cảm, lòng người dân xứ Huế và cả nước, là tinh thần sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng để các thế hệ mai sau noi theo. Ảnh: Bút tích của cụ Phan được lưu giữ trong nhà trưng bày.
Từ năm 1997, ngôi nhà tranh của cụ đã được phục dựng và được tu sửa hàng năm. Ảnh: Bên trong ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu.
Nhân 70 năm ngày mất của chí sỹ Phan Bội Châu (1940 - 2010), những người bạn Nhật Bản đã trao tặng Khu lưu niệm một tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt - Nhật từ phong trào Đông Du do cụ Phan phát động đầu thế kỷ 20.
Trong chuyến thăm Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu vào chiều ngày 4/3/2017, Nhật hoàng Akihito đã thể hiện lòng thành kính trước mộ cụ Phan và khẳng định rằng tất cả mọi quốc gia muốn phát triển thì đều phải bắt đầu từ lòng yêu nước, những tư tưởng, giá trị mà cụ Phan Bội Châu đem lại là những kinh nghiệm rất quý báu. Ảnh: Mộ phần cụ Phan Bội Châu trong khu lưu niệm.
Một số hình ảnh khác về Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu: Ngôi mộ của chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ (1858 - 1906), một đồng sự thân tín của cụ Phan trong khuôn viên khu lưu niệm.
Phần mộ của ông Phan Nghi Đệ và vợ Bùi Thị Em - con trai thứ và con dâu của cụ Phan Bội Châu, nằm phía bên phải mộ phần cụ.
Phía trước mộ cụ Phan là mộ của Vá và Ky, hai "chú chó nghĩa dũng" đã trung thành với cụ đến hơi thở cuối cùng.