Những chiếc cọc gỗ này là hiện vật của chiến thắng Bạch Đằng 1288, được thu thập tại di tích Chiến thắng Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, hiện được trưng bày tại BT Lịch sử TP. HCM. Ngược dòng thời gian, trận dánh diễn ra trong bối cảnh quân Nguyên phải rút chạy về nước qua đường sông Bạch Đằng.Loa làm bằng gỗ từng được quân nhà Trần sử dụng để truyền hiệu lệnh trong trận Bạch Đằng 1288. Khi đó, đoán được ý đồ của giặc, danh tướng Trần Hưng Đạo sai Nguyễn Khoái dẫn quân đi đường tắt lên mé thượng lưu sông Bạch Đằng chặt gỗ, đẽo nhọn đầu, đóng trên sông rồi đặt phục binh chờ đợi.Khiên hộ thân của chiến binh nhà Trần ở sông Bạch Đằng. Sáng 9/4/1288, thủy quân giặc tiến vào sông Bạch Đằng và rơi vào ổ phục kích của quân ta. Bị tấn công dữ dội, tướng giặc Ô Mã Nhi cố tìm đường thoát ra biển.Các loại kiếm của quân nhà Trần được thu thập tại nơi diễn ra trận đánh năm xưa. Trên đường tháo chạy, thủy triều rút làm cọc gỗ nổi lên, thuyền giặc lao vào bãi cọc, bị vỡ, đắm rất nhiều. Trong khi đó, phục binh của ta hai bên bờ đổ ra bắn tên như mưa, đánh vào sườn và phía sau đoàn thuyền kẻ thù.Cận cảnh một lưỡi kiếm từng được dùng để chém vào quân thù. Không có cửa thoát trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ để tìm đường trốn chạy. Nhưng vừa đặt chân lên bờ, chúng lại bị lực lượng của quân nhà Trần chặn đánh kịch liệt.Các loại đầu mũi lao quân nhà Trần dùng để đánh giặc. Ô Mã Nhi cùng binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng cho đến chiều thì buông vũ khí quy hàng. Giao tranh kết thúc, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang.Cận cảnh một đầu mũi lao được dùng trong trận đánh. Nhìn toàn cục, trận Bạch Đằng năm 1288 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Sau trận thua thảm khốc này, nhà Nguyên đã phải từ bỏ âm mưu xâm lược nước Việt.Các lưỡi qua của quân nhà Trần trong trận Bạch Đằng 1288. Các sử gia đánh giá, đây là một trong những chiến công vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân Việt Nam, đồng thời là một trận đánh gây chấn động thế giới thế kỷ 13.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Những chiếc cọc gỗ này là hiện vật của chiến thắng Bạch Đằng 1288, được thu thập tại di tích Chiến thắng Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, hiện được trưng bày tại BT Lịch sử TP. HCM. Ngược dòng thời gian, trận dánh diễn ra trong bối cảnh quân Nguyên phải rút chạy về nước qua đường sông Bạch Đằng.
Loa làm bằng gỗ từng được quân nhà Trần sử dụng để truyền hiệu lệnh trong trận Bạch Đằng 1288. Khi đó, đoán được ý đồ của giặc, danh tướng Trần Hưng Đạo sai Nguyễn Khoái dẫn quân đi đường tắt lên mé thượng lưu sông Bạch Đằng chặt gỗ, đẽo nhọn đầu, đóng trên sông rồi đặt phục binh chờ đợi.
Khiên hộ thân của chiến binh nhà Trần ở sông Bạch Đằng. Sáng 9/4/1288, thủy quân giặc tiến vào sông Bạch Đằng và rơi vào ổ phục kích của quân ta. Bị tấn công dữ dội, tướng giặc Ô Mã Nhi cố tìm đường thoát ra biển.
Các loại kiếm của quân nhà Trần được thu thập tại nơi diễn ra trận đánh năm xưa. Trên đường tháo chạy, thủy triều rút làm cọc gỗ nổi lên, thuyền giặc lao vào bãi cọc, bị vỡ, đắm rất nhiều. Trong khi đó, phục binh của ta hai bên bờ đổ ra bắn tên như mưa, đánh vào sườn và phía sau đoàn thuyền kẻ thù.
Cận cảnh một lưỡi kiếm từng được dùng để chém vào quân thù. Không có cửa thoát trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ để tìm đường trốn chạy. Nhưng vừa đặt chân lên bờ, chúng lại bị lực lượng của quân nhà Trần chặn đánh kịch liệt.
Các loại đầu mũi lao quân nhà Trần dùng để đánh giặc. Ô Mã Nhi cùng binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng cho đến chiều thì buông vũ khí quy hàng. Giao tranh kết thúc, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang.
Cận cảnh một đầu mũi lao được dùng trong trận đánh. Nhìn toàn cục, trận Bạch Đằng năm 1288 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Sau trận thua thảm khốc này, nhà Nguyên đã phải từ bỏ âm mưu xâm lược nước Việt.
Các lưỡi qua của quân nhà Trần trong trận Bạch Đằng 1288. Các sử gia đánh giá, đây là một trong những chiến công vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân Việt Nam, đồng thời là một trận đánh gây chấn động thế giới thế kỷ 13.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.