Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938: Đây là trận chiến trên sông Bạch Đằng gắn với tên tuổi của Ngô Quyền khi ông đập tan quân Nam Hán năm 938, đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam.Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động binh sĩ và nhân dân địa phương xây dựng trận địa cọc để đón đánh quân xâm lược. Ông dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên, đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.Năm 938, đoàn quân do Hoàng Tháo chỉ huy vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Đúng lúc nước triều đang dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch vượt qua bãi cọc lọt vào trận địa mai phục. Khi nước triều rút mạnh, quân ta phản công quyết liệt. Trận địa cọc nhô lên chặn đứng đoàn thuyền giặc, nhiều chiếc bị cọc gỗ đâm thủng, va vào nhau rồi chìm xuống dòng sông. Chủ tướng Hoàng Tháo bỏ mạng cùng quá nửa quân sĩ.Sau chiến thắng lẫy lừng, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (tức Đông Anh, Hà Nội ngày nay). Lê Đại Hành và chiến thắng Bạch Đằng năm 981: Trận kỳ chiến gắn diễn ra trong giai đoạn chiến tranh Tống - Việt năm 981 gắn với tên tuổi của nhà cầm quân tài ba là vua Lê Hoàn - Lê Đại Hành. Lấy cớ Lê Hoàn tự xưng đế, năm 981, 4 vạn quân Tống sang đánh chiếm nước ta. Lê Đại Hành đích thân ra trận, cho xây thành Bình Lỗ, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông dựa vào địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng.Sau hơn hai tháng tiến đánh, không chiếm được Đại La và kinh đô Hoa Lư, quân địch lúng túng vì chịu nhiều tổn thất nặng nề, Lê Đại Hành quyết phản công.Ngày 28/4/981, trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng diễn ra. Lê Đại Hành đã cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân địch, Hầu Nhân Bảo trúng kế đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục.Lúc này, các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các nẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết. Nghe tin thuỷ quân thua trận, các cánh quân khác vội vã tháo chạy quét sạch khỏi bờ cõi nước ta. Bạch Đằng năm 1288: Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng lần thứ ba vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc với chiến công của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trước quân Nguyên Mông.Tháng 3/1288, biết được ý đồ rút quân bằng đường thuỷ qua sông Bạch Đằng của quân địch, Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông. Cọc nhọn được cắm trong lòng các cửa sông dẫn ra biển làm thành những bãi chông lớn.Sáng ngày 9/4/1288, khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Trúng kế, thuyền giặc di chuyển vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tiến vào bãi cọc.Quân ta đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Thủy quân Đại Việt từ các hướng nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính tạo thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông.Quân Nguyên Mông bị mắc kẹt vì đâm phải cọc nhọn. Quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ đều rơi vào ổ phục kích của quân nhà Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Chỉ trong vòng 1 ngày, hơn 600 chiến thuyền và khoảng 6 vạn quân địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân dân nhà Trần đại thắng.Mời độc giả xem video:Những điều cần lưu ý khi tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19. Nguồn: THDT.
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938: Đây là trận chiến trên sông Bạch Đằng gắn với tên tuổi của Ngô Quyền khi ông đập tan quân Nam Hán năm 938, đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động binh sĩ và nhân dân địa phương xây dựng trận địa cọc để đón đánh quân xâm lược. Ông dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên, đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.
Năm 938, đoàn quân do Hoàng Tháo chỉ huy vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Đúng lúc nước triều đang dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch vượt qua bãi cọc lọt vào trận địa mai phục.
Khi nước triều rút mạnh, quân ta phản công quyết liệt. Trận địa cọc nhô lên chặn đứng đoàn thuyền giặc, nhiều chiếc bị cọc gỗ đâm thủng, va vào nhau rồi chìm xuống dòng sông. Chủ tướng Hoàng Tháo bỏ mạng cùng quá nửa quân sĩ.
Sau chiến thắng lẫy lừng, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (tức Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
Lê Đại Hành và chiến thắng Bạch Đằng năm 981: Trận kỳ chiến gắn diễn ra trong giai đoạn chiến tranh Tống - Việt năm 981 gắn với tên tuổi của nhà cầm quân tài ba là vua Lê Hoàn - Lê Đại Hành.
Lấy cớ Lê Hoàn tự xưng đế, năm 981, 4 vạn quân Tống sang đánh chiếm nước ta. Lê Đại Hành đích thân ra trận, cho xây thành Bình Lỗ, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông dựa vào địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng.
Sau hơn hai tháng tiến đánh, không chiếm được Đại La và kinh đô Hoa Lư, quân địch lúng túng vì chịu nhiều tổn thất nặng nề, Lê Đại Hành quyết phản công.
Ngày 28/4/981, trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng diễn ra. Lê Đại Hành đã cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân địch, Hầu Nhân Bảo trúng kế đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục.
Lúc này, các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các nẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết. Nghe tin thuỷ quân thua trận, các cánh quân khác vội vã tháo chạy quét sạch khỏi bờ cõi nước ta.
Bạch Đằng năm 1288: Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng lần thứ ba vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc với chiến công của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trước quân Nguyên Mông.
Tháng 3/1288, biết được ý đồ rút quân bằng đường thuỷ qua sông Bạch Đằng của quân địch, Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông. Cọc nhọn được cắm trong lòng các cửa sông dẫn ra biển làm thành những bãi chông lớn.
Sáng ngày 9/4/1288, khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Trúng kế, thuyền giặc di chuyển vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tiến vào bãi cọc.
Quân ta đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Thủy quân Đại Việt từ các hướng nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính tạo thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông.
Quân Nguyên Mông bị mắc kẹt vì đâm phải cọc nhọn. Quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ đều rơi vào ổ phục kích của quân nhà Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Chỉ trong vòng 1 ngày, hơn 600 chiến thuyền và khoảng 6 vạn quân địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân dân nhà Trần đại thắng.
Mời độc giả xem video:Những điều cần lưu ý khi tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19. Nguồn: THDT.