Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ thế kỷ 19.Đình được dựng vào năm 1844, lúc đầu thờ Thành hoàng của làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1852, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một hải thuyền, gặp phải một trận cuồng phong, nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm rạch Bình Hưng nên vô sự...Thoát nạn, Huỳnh Mẫn Đạt cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là "Bình Thủy". Đồng thời ông tấu trình lên vua Tự Đức, xin ban sắc phong cho thần Thành hoàng làng. Từ đó, làng có tên mới là Bình Thủy, và ngôi đình cũng được người dân gọi là đình Bình Thủy.Khoảng năm 1908, làng Bình Thủy được đổi tên thành làng Long Tuyền (do rạch Bình Thủy có hình tựa con Rồng nằm), nên người dân nơi đây còn gọi là đình thần Long Tuyền hay Long Tuyền Cổ Miếu. Do các thay đổi địa giới hành chính, từ năm 1979 đình quay trở về tên nguyên gốc là đình Bình Thủy.Trong lịch sử tồn tại ngôi đình đã hai lần được xây lai, lần đầu vào năm 1853, sau khi có sắc phong cho thần Bổn Cảnh Thành Hoàng của nhà vua. Năm 1909 đình được xây mới hoàn toàn do ngôi đình cũ đã xuống cấp và có nguy cơ đổ sập.Ngày nay, đình Bình Thủy nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột đều choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc.Ngôi đình có nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau ba mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc "thượng lầu hạ hiên".Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng...Mặt trước ngoài của đình có các cột xi măng trang trí họa tiết đắp nổi kiểu phương Tây. Sự kết hợp Đông - Tây này là phong cách kiến trúc phổ biến ở làng Bình Thủy.Trong đình, các bàn thờ được bố trí như sau: Tại tòa tiền đường có bàn thờ Nghi Hạ, Nghi Trung đặt ở gian giữa. Nơi nhà vuông nhỏ đặt bàn thờ Nghi Thượng dùng làm lễ chính của các ngày lễ hội.Ở tòa chính điện: Chính giữa nhà là bàn thờ chính, bên trái sát vách phía ngoài là bàn thờ Hương chức Tiên Giác, phía trong là bàn thờ Hậu tiền. Đối diện ở sát vách bên phải là bàn thờ chức sắc Tiên Giác và bàn thờ Tiền Hiền. Sát vách trong cùng ở gian giữa có bàn thờ Hậu thần, hai bên là hai bàn thờ Hữu Bang và Tả Bang.Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước...Đình Bình thủy là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật. Tuy được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhưng kiến trúc của đình còn giữ được nhiều yếu tố kiến trúc truyền thống của dân tộc.Đình còn giữ được những mảng chạm, những họa tiết trang trí gần gũi với nghệ thuật dân tộc. Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở nơi đây hết sức tinh tế và sinh động.Có thể nói, tiềm ẩn dưới mái đình này không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam Bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và Miền Tây Nam Bộ nói chung.Một số hình ảnh khác về đình Bình Thủy.
Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ thế kỷ 19.
Đình được dựng vào năm 1844, lúc đầu thờ Thành hoàng của làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1852, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một hải thuyền, gặp phải một trận cuồng phong, nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm rạch Bình Hưng nên vô sự...
Thoát nạn, Huỳnh Mẫn Đạt cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là "Bình Thủy". Đồng thời ông tấu trình lên vua Tự Đức, xin ban sắc phong cho thần Thành hoàng làng. Từ đó, làng có tên mới là Bình Thủy, và ngôi đình cũng được người dân gọi là đình Bình Thủy.
Khoảng năm 1908, làng Bình Thủy được đổi tên thành làng Long Tuyền (do rạch Bình Thủy có hình tựa con Rồng nằm), nên người dân nơi đây còn gọi là đình thần Long Tuyền hay Long Tuyền Cổ Miếu. Do các thay đổi địa giới hành chính, từ năm 1979 đình quay trở về tên nguyên gốc là đình Bình Thủy.
Trong lịch sử tồn tại ngôi đình đã hai lần được xây lai, lần đầu vào năm 1853, sau khi có sắc phong cho thần Bổn Cảnh Thành Hoàng của nhà vua. Năm 1909 đình được xây mới hoàn toàn do ngôi đình cũ đã xuống cấp và có nguy cơ đổ sập.
Ngày nay, đình Bình Thủy nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột đều choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc.
Ngôi đình có nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau ba mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc "thượng lầu hạ hiên".
Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng...
Mặt trước ngoài của đình có các cột xi măng trang trí họa tiết đắp nổi kiểu phương Tây. Sự kết hợp Đông - Tây này là phong cách kiến trúc phổ biến ở làng Bình Thủy.
Trong đình, các bàn thờ được bố trí như sau: Tại tòa tiền đường có bàn thờ Nghi Hạ, Nghi Trung đặt ở gian giữa. Nơi nhà vuông nhỏ đặt bàn thờ Nghi Thượng dùng làm lễ chính của các ngày lễ hội.
Ở tòa chính điện: Chính giữa nhà là bàn thờ chính, bên trái sát vách phía ngoài là bàn thờ Hương chức Tiên Giác, phía trong là bàn thờ Hậu tiền. Đối diện ở sát vách bên phải là bàn thờ chức sắc Tiên Giác và bàn thờ Tiền Hiền. Sát vách trong cùng ở gian giữa có bàn thờ Hậu thần, hai bên là hai bàn thờ Hữu Bang và Tả Bang.
Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước...
Đình Bình thủy là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật. Tuy được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhưng kiến trúc của đình còn giữ được nhiều yếu tố kiến trúc truyền thống của dân tộc.
Đình còn giữ được những mảng chạm, những họa tiết trang trí gần gũi với nghệ thuật dân tộc. Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở nơi đây hết sức tinh tế và sinh động.
Có thể nói, tiềm ẩn dưới mái đình này không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam Bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và Miền Tây Nam Bộ nói chung.
Một số hình ảnh khác về đình Bình Thủy.