1. Nằm ở số 38 Hàng Đường, chùa Cầu Đông là một ngôi chùa lớn ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội. Tương truyền, chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Ở kinh đô mới, vua cho xây dựng nhiều đền chùa theo mẫu Hoa Lư, trong đó có chùa Cầu Đông.Thuở sơ khai, chùa có tên là Đông Môn Tự. Do chùa nằm gần cầu Đông – một cây cầu đá cổ gần phố Hàng Đường xưa – nên người dân quen gọi là chùa Cầu Đông. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa từng có một giai đoạn bị xuống cấp nặng nề, nhưng những năm gần đây đã được tu sửa để trả lại vẻ khang trang.Về tổng quan, mặt bằng của chùa Cầu Đông có bố cục hình chữ "công" gồm 5 gian tiền đường và 3 gian ống muống nối liền với 3 gian nhà phía trong để hình thành nhà Tam bảo. Bên trái khuôn viên chùa có đình Đức Môn.Về mặt tín ngưỡng, chùa Cầu Đông là một ngôi chùa quan trọng của phái Tào Động, là một trong năm phái thiền của Phật giáo Việt Nam. Nét đặc biệt nhất của chùa Cầu Đông là bên cánh phải cửa chính có kệ thờ Thái sư Trần Thủ Độ và vợ là bà Trần Thị Dung.Với vị trí đắc địa ở tuyến phố sôi động nhất khu phố cổ, ngày nay chùa Cầu Đông là một địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm khi đến Hà Nội.2. Toạ lạc ở số 54, phố Hàng Khoai, ngay cạnh chợ Đồng Xuân, chùa Huyền Thiên là một ngôi chùa có lịch sử rất đặc biệt của thủ đô Hà Nội. Theo sử sách, chùa được khởi dựng vào thời Lý, là một trong tứ quán của kinh thành Thăng Long.Đất chùa trước đây nằm trên một bán đảo có hình vành khuyên, được bao quanh bởi hồ Tay Ngai, có thế quy xà hội tụ. Trên bán đảo có hai giếng Tiên rất đẹp. Tục truyền có lần Huyền Thiên Trấn Vũ qua đây, thấy cảnh đẹp nên đã dừng lại tắm ở giếng này và phù trợ cho dân trong vùng. Sau đấy, dân lập quán thờ ngài.Quán Huyền Thiên cũng được gọi là chùa bởi nơi đây vừa thờ Thần, vừa thờ Phật và thờ Mẫu. Điều này thể hiện tinh thần tam giáo đồng nguyên của người Việt. Trong chùa hiện lưu giữ được các hệ thống tượng phong phú, gồm tượng Huyền Thiên, tượng Phật giáo, tượng Mẫu, tượng đạo Lão...Chùa Huyền Thiên đã được tu bổ qua nhiều triều đại. Kiến trúc hiện tại của chùa mang đậm dấu ấn của thời Lê. Ngày nay, ngôi chùa này là một trong những di tích lịch sử quan trọng ở khu phố cổ Hà Nội.3. Nằm ở số 59 Hàng Lược, chùa Vĩnh Trù là một ngôi chùa mang những nét văn hóa tâm linh độc đáo của của thủ đô. Theo các sử liệu cũ, xia kia đây vốn là đình Vĩnh Trù, sau chuyển thành đền. Vào thời Pháp thuộc, một phụ nữ Việt Nam là vợ của một sĩ quan Pháp xin tu sửa lại nơi này chùa thờ Phật.Năm 1950 chùa được trùng tu lớn. Diện mạo kiến trúc chùa Vĩnh Trù về cơ bản được giữ từ thời đó đến nay. Từ ngoài vào các công trình gồm cổng chùa, sân chùa và tòa chính điện. Chính điện kết cấu hình chữ tam (≡) với ba gian thờ liền kề nhau từ trước ra sau.Do vốn là một ngôi đền nên ngoài thờ Phật, chùa Vĩnh Trù còn thờ Tứ vị Hồng Nương, theo truyền thuyết là những phụ nữ chết ngoài biển hóa thành thần phù trợ người đi biển. Ngoài ra chùa còn thờ Tam Thành Mẫu, là các vị thần trong đạo Mẫu.Chùa Vĩnh Trù từng bị nhiều hộ dân chiếm dụng làm nơi cư ngụ, buôn bán, nhiều hạng mục bị xuống cấp nặng nề. Những năm gần đây, nhờ công tác giải tỏa và tu bổ mà diện mạo của chùa mới được khôi phục. Ngày nay, chùa Vĩnh Trù là một điểm đến mà du khách phương xa không nên bỏ qua ở khu phố cổ Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
1. Nằm ở số 38 Hàng Đường, chùa Cầu Đông là một ngôi chùa lớn ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội. Tương truyền, chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Ở kinh đô mới, vua cho xây dựng nhiều đền chùa theo mẫu Hoa Lư, trong đó có chùa Cầu Đông.
Thuở sơ khai, chùa có tên là Đông Môn Tự. Do chùa nằm gần cầu Đông – một cây cầu đá cổ gần phố Hàng Đường xưa – nên người dân quen gọi là chùa Cầu Đông. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa từng có một giai đoạn bị xuống cấp nặng nề, nhưng những năm gần đây đã được tu sửa để trả lại vẻ khang trang.
Về tổng quan, mặt bằng của chùa Cầu Đông có bố cục hình chữ "công" gồm 5 gian tiền đường và 3 gian ống muống nối liền với 3 gian nhà phía trong để hình thành nhà Tam bảo. Bên trái khuôn viên chùa có đình Đức Môn.
Về mặt tín ngưỡng, chùa Cầu Đông là một ngôi chùa quan trọng của phái Tào Động, là một trong năm phái thiền của Phật giáo Việt Nam. Nét đặc biệt nhất của chùa Cầu Đông là bên cánh phải cửa chính có kệ thờ Thái sư Trần Thủ Độ và vợ là bà Trần Thị Dung.
Với vị trí đắc địa ở tuyến phố sôi động nhất khu phố cổ, ngày nay chùa Cầu Đông là một địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm khi đến Hà Nội.
2. Toạ lạc ở số 54, phố Hàng Khoai, ngay cạnh chợ Đồng Xuân, chùa Huyền Thiên là một ngôi chùa có lịch sử rất đặc biệt của thủ đô Hà Nội. Theo sử sách, chùa được khởi dựng vào thời Lý, là một trong tứ quán của kinh thành Thăng Long.
Đất chùa trước đây nằm trên một bán đảo có hình vành khuyên, được bao quanh bởi hồ Tay Ngai, có thế quy xà hội tụ. Trên bán đảo có hai giếng Tiên rất đẹp. Tục truyền có lần Huyền Thiên Trấn Vũ qua đây, thấy cảnh đẹp nên đã dừng lại tắm ở giếng này và phù trợ cho dân trong vùng. Sau đấy, dân lập quán thờ ngài.
Quán Huyền Thiên cũng được gọi là chùa bởi nơi đây vừa thờ Thần, vừa thờ Phật và thờ Mẫu. Điều này thể hiện tinh thần tam giáo đồng nguyên của người Việt. Trong chùa hiện lưu giữ được các hệ thống tượng phong phú, gồm tượng Huyền Thiên, tượng Phật giáo, tượng Mẫu, tượng đạo Lão...
Chùa Huyền Thiên đã được tu bổ qua nhiều triều đại. Kiến trúc hiện tại của chùa mang đậm dấu ấn của thời Lê. Ngày nay, ngôi chùa này là một trong những di tích lịch sử quan trọng ở khu phố cổ Hà Nội.
3. Nằm ở số 59 Hàng Lược, chùa Vĩnh Trù là một ngôi chùa mang những nét văn hóa tâm linh độc đáo của của thủ đô. Theo các sử liệu cũ, xia kia đây vốn là đình Vĩnh Trù, sau chuyển thành đền. Vào thời Pháp thuộc, một phụ nữ Việt Nam là vợ của một sĩ quan Pháp xin tu sửa lại nơi này chùa thờ Phật.
Năm 1950 chùa được trùng tu lớn. Diện mạo kiến trúc chùa Vĩnh Trù về cơ bản được giữ từ thời đó đến nay. Từ ngoài vào các công trình gồm cổng chùa, sân chùa và tòa chính điện. Chính điện kết cấu hình chữ tam (≡) với ba gian thờ liền kề nhau từ trước ra sau.
Do vốn là một ngôi đền nên ngoài thờ Phật, chùa Vĩnh Trù còn thờ Tứ vị Hồng Nương, theo truyền thuyết là những phụ nữ chết ngoài biển hóa thành thần phù trợ người đi biển. Ngoài ra chùa còn thờ Tam Thành Mẫu, là các vị thần trong đạo Mẫu.
Chùa Vĩnh Trù từng bị nhiều hộ dân chiếm dụng làm nơi cư ngụ, buôn bán, nhiều hạng mục bị xuống cấp nặng nề. Những năm gần đây, nhờ công tác giải tỏa và tu bổ mà diện mạo của chùa mới được khôi phục. Ngày nay, chùa Vĩnh Trù là một điểm đến mà du khách phương xa không nên bỏ qua ở khu phố cổ Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.