Nằm ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, lăng mộ danh nhân Lương Văn Chánh là nơi an nghỉ của người có công đầu mở mang vùng đất Phú Yên từ cuối thế kỷ 16 đền đầu thế kỷ 17.Khu lăng mộ này nằm trong một khuôn viên rộng, được xây theo lối cổ, xung quanh có tường bao bọc, quy mô khá bề thế.Phía trước mộ có hương án và bình phong, theo quy cách các ngôi mộ của giới quý tộc, quan lại thời phong kiến ở Việt Nam.Mộ phần được đắp hình mai rùa, có chiều rộng khoàng 2 mét, dài khoảng 3 mét.Sau mộ phần có bình phong.Bốn góc tường bao quanh mộ có bốn cột lớn, đỉnh cột đắp hình búp sen.Cạnh mộ có một am thờ được xây dựng vào năm 2011.Các bàn thờ trong am.Vào dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển (1611 - 2011), nhiều công trình trong khuôn viên lăng mộ Lương Văn Chánh đã được tôn tạo hoặc xây mới như cổng tam quan, lầu bát giác, cầu và hồ nước phong thủy.Cách khu lăng mộ khoảng 500 mét có đền thờ Lương Văn Chánh được lập cùng giai đoạn với mộ, là một di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Phú Yên.Theo các sử liệu, danh nhân Lương Văn Chánh (? - 1611) quê ở Thanh Hóa, lúc khởi nghiệp theo giúp chúa Trịnh Tùng lập được nhiều chiến công nên được phong chức “Thiên võ vệ Đô chỉ huy sứ”.Cuối thế kỷ 16, Lương Văn Chánh theo chúa Nguyễn Hoàng vào mở mang vùng đất phương Nam. Do lập nhiều công lớn, ông được thăng chức “Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân”, sau đó được giao quyền điều hành huyện Tuy Viễn, trấn An Biên (nay thuộc tỉnh Bình Định).Trong khoảng thời gian từ năm 1578 - 1611, Lương Văn Chánh theo lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đã chiêu mộ lưu dân từ các vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh và Thuận Quảng đưa vào vùng đất nằm giữa đèo Cù Mông và Đèo Cả khẩn hoang, lập làng.Cộng đồng dân cư này đã củng cố vùng đất biên viễn phía Nam của Đại Việt với tên gọi là Trấn Biên. Đó là cơ sở để năm 1611, chúa Nguyễn cho thành lập phủ Phú Yên với hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, tiền thân của tỉnh Phú Yên ngày nay.Sau khi mất, Lương Văn Chánh được tôn vinh là Thành Hoàng của vùng đất Phú Yên. Để tỏ lòng ghi nhớ công lao to lớn của ông, lăng mộ và đền thờ Lương Văn Chánh được xây dựng vào những năm 1630.Đến năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng, khu đền thờ và lăng mộ được mở rộng quy mô, đồng thời cắt người trông coi, chăm sóc.Đến năm 1996, di tích mộ và đền thờ Lương Văn Chánh đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, lăng mộ danh nhân Lương Văn Chánh là nơi an nghỉ của người có công đầu mở mang vùng đất Phú Yên từ cuối thế kỷ 16 đền đầu thế kỷ 17.
Khu lăng mộ này nằm trong một khuôn viên rộng, được xây theo lối cổ, xung quanh có tường bao bọc, quy mô khá bề thế.
Phía trước mộ có hương án và bình phong, theo quy cách các ngôi mộ của giới quý tộc, quan lại thời phong kiến ở Việt Nam.
Mộ phần được đắp hình mai rùa, có chiều rộng khoàng 2 mét, dài khoảng 3 mét.
Sau mộ phần có bình phong.
Bốn góc tường bao quanh mộ có bốn cột lớn, đỉnh cột đắp hình búp sen.
Cạnh mộ có một am thờ được xây dựng vào năm 2011.
Các bàn thờ trong am.
Vào dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển (1611 - 2011), nhiều công trình trong khuôn viên lăng mộ Lương Văn Chánh đã được tôn tạo hoặc xây mới như cổng tam quan, lầu bát giác, cầu và hồ nước phong thủy.
Cách khu lăng mộ khoảng 500 mét có đền thờ Lương Văn Chánh được lập cùng giai đoạn với mộ, là một di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Phú Yên.
Theo các sử liệu, danh nhân Lương Văn Chánh (? - 1611) quê ở Thanh Hóa, lúc khởi nghiệp theo giúp chúa Trịnh Tùng lập được nhiều chiến công nên được phong chức “Thiên võ vệ Đô chỉ huy sứ”.
Cuối thế kỷ 16, Lương Văn Chánh theo chúa Nguyễn Hoàng vào mở mang vùng đất phương Nam. Do lập nhiều công lớn, ông được thăng chức “Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân”, sau đó được giao quyền điều hành huyện Tuy Viễn, trấn An Biên (nay thuộc tỉnh Bình Định).
Trong khoảng thời gian từ năm 1578 - 1611, Lương Văn Chánh theo lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đã chiêu mộ lưu dân từ các vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh và Thuận Quảng đưa vào vùng đất nằm giữa đèo Cù Mông và Đèo Cả khẩn hoang, lập làng.
Cộng đồng dân cư này đã củng cố vùng đất biên viễn phía Nam của Đại Việt với tên gọi là Trấn Biên. Đó là cơ sở để năm 1611, chúa Nguyễn cho thành lập phủ Phú Yên với hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, tiền thân của tỉnh Phú Yên ngày nay.
Sau khi mất, Lương Văn Chánh được tôn vinh là Thành Hoàng của vùng đất Phú Yên. Để tỏ lòng ghi nhớ công lao to lớn của ông, lăng mộ và đền thờ Lương Văn Chánh được xây dựng vào những năm 1630.
Đến năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng, khu đền thờ và lăng mộ được mở rộng quy mô, đồng thời cắt người trông coi, chăm sóc.
Đến năm 1996, di tích mộ và đền thờ Lương Văn Chánh đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.